TRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC ĐỂ LẠI (CÓ DI CHÚC)

Tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc là việc các cá nhân, tổ chức hưởng thừa kế không đồng ý với ý chí của người lập di chúc và xảy ra tranh chấp. Họ tiến hành khởi kiện đến Tòa án – cơ quan có chức năng xét xử yêu cầu chia di sản thừa kế. Để xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết, thủ tục khởi kiện tranh chấp chia tài sản thừa kế khi có di chúc, Luật Đạt Điền xin cung cấp cho Quý bạn đọc một số thông tin cơ bản dưới đây.

Di chúc hợp pháp là gì?

Di chúc hợp pháp là di chúc được lập bằng văn bản hoặc lập di chúc miệng đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015.

Điều kiện để di chúc hợp pháp

Đối với di chúc bằng văn bản, theo khoản 1 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Đối với di chúc miệng, theo khoản 4 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015:

  • Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Khi nào có di chúc mà vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật?

  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người hưởng thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

(Căn cứ Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015)

Khởi kiện tranh chấp thừa kế có di chúc nộp đơn ở đâu?

Đối với di sản là bất động sản: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản (căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).

Đối với di sản không phải là bất động sản: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc theo sự lựa chọn cả nguyên đơn (căn cứ Điều 39, Điều 40 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).

Cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu chứng cứ gì để nộp cho Toà?

Căn cứ Điều 189 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015:

  • Đơn khởi kiện;
  • Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân;
  • Tài liệu chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện và các giấy tờ liên quan như: Giấy chứng tử của người để lại di sản, bản kê khai các di sản, di chúc, giấy tờ về nhà đất, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế,…

Thủ tục giải quyết chia thừa kế

Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc

  1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
  2. Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan;
  3. Bước 3: Tiến hành hòa giải;
  4. Bước 4: Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.

Ngoài ra vụ án còn có thể được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu rơi vào trường hợp kháng cáo, kháng nghị theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc

  • Tư vấn luật, xác định quyền thừa kế theo quy định;
  • Tư vấn xác định tài sản thừa kế hợp pháp hoặc không hợp pháp theo quy định luật thừa kế;
  • Tư vấn xác định hàng thừa kế để chia thừa kế. Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia; thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế;
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
  • Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của  khách hàng tại các cấp tòa xét xử.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *