Tòa án nhân dân cấp cao TPHCM: địa chỉ, nhiệm vụ và quyền hạn

Địa chỉ tòa án nhân dân cấp cao TPHCM hiện nay ở đâu? Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân cấp cao là gì? Tòa án nhân dân cấp cao và tòa án nhân dân cấp cao khác nhau ở điểm gì? Tất cả sẽ được Luật Đạt Điền giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Địa chỉ tòa án nhân dân cấp cao TPHCM hiện nay ở đâu? Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân cấp cao là gì? Tòa án nhân dân cấp cao và tòa án nhân dân cấp cao khác nhau ở điểm gì? Tất cả sẽ được Luật Đạt Điền giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Lịch sử hình thành

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập thông qua Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015.

Tòa án nhân dân cấp cao TPHCM có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phướng, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.

Địa chỉ Tòa án nhân dân cấp cao TPHCM hiện nay ở đâu?

Ngày 25/4/2018, trụ sở mới của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh được khánh thành.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao TPHCM

Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

  • Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
  • Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao TPHCM

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:

  • Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
  • Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
  • Bộ máy giúp việc.

Hiện nay, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao TPHCM là ông Trần Văn Châu.

Phân biệt “Tòa án nhân dân tối cao” và “Tòa án nhân dân cấp cao”

Tòa án nhân dân tối cao Tòa án nhân dân cấp cao
Vị trí – Là cấp Tòa cao nhất trong hệ thống Tòa án của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. – Được xếp dưới cấp Tòa án nhân dân tối cao.
Nhiệm vụ – Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

– Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác.

– Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa.

– Đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

– Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan.

– Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.

– Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

– Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức – Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Bộ máy giúp việc.

– Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

– Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

– Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

– Bộ máy giúp việc.

Tổ chức xét xử – Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thê Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. – Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

Hệ thống Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam tính đến tháng 3/2022

Tính đến nay, cả nước có 03 Tòa án nhân dân cấp cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Mỗi Tòa án cấp cao sẽ có phạm vi thẩm quyền đối với các tỉnh được quy định tại Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13, ban hành ngày 28/5/2015.

Dịch vụ luật sư tranh tụng uy tín tại Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng luật sư ĐẠT ĐIỀN và Cộng sự có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án tại Tòa án nhân dân cấp cao TPHCM, với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, uy tín và đáng tin cậy. Đã xử lý thành công hàng trăm các vụ việc về tranh tụng lớn nhỏ khác nhau tại Tòa án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đã minh chứng cho năng lực của đội ngũ luật sư tại Luật Đạt Điền.

Dịch vụ luật sư tranh tụng uy tín tại tòa án cấp cao TPHCM – Luật Đạt Điền

Luật sư tranh tụng tại Luật Đạt Điền sẽ tham gia giải quyết tranh chấp sẽ thực hiện các công việc như:

  • Tư vấn sơ bộ về nội dung vụ án, các bước tiền tố tụng;
  • Chuẩn bị hồ sơ, soạn đơn khởi kiện đảm bảo đúng nội dung và hình thức luật định;
  • Tham gia vụ án với tư cách là người đại diện, luật sư bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp,…;
  • Trực tiếp nghiên cứu, tham gia vào các giai đoạn tố tụng;
  • Soạn các văn bản, thông báo, đơn từ liên quan đến vụ việc trong từng giai đoạn tố tụng;
  • Hỗ trợ, tư vấn xuyên suốt cho khách hàng trong quá trình khởi kiện để đảm bảo tính kịp thời nhanh chóng;
  • Thực hiện các thủ tục kháng cáo (nếu có).

Rất mong được đồng hành cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐẠT ĐIỀN BÌNH TÂN – 0966.456.678

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *