Luật sư tư vấn cho thương nhân nước ngoài 24/7 tại TPHCM: được thuê nhà mở chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam không?

Luật sư tư vấn cho thương nhân nước ngoài 24/7 tại TPHCM: được thuê nhà mở chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam không?
Hiện nay, nhiều thương hiệu lớn chuyên về thời trang Louis Vuitton, Gucci,.. từ
nước ngoài vào Việt Nam, liên tục mở chi nhánh mật độ khắp các tuyến đường ở
các thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh,… Vậy điều kiện để được mở
Chi nhánh, Văn phòng đại diện như thế nào? Hồ sơ thực hiện như thế nào? Hãy
tìm hiểu thông qua bài đọc bên dưới.

Ảnh sưu tầm trên Internet

 

1. Điều kiện thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Theo Điều 3 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về quyền thành lập Chi nhánh
của nhà đầu tư nước ngoài như sau:
“Điều 3. Quyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân
nước ngoài tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của
mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.

2. Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn
phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương”.
Bên cạnh đó, tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp
Giấy phép thành lập Chi nhánh đối với thương nhân nước ngoài như sau:
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng
các điều kiện sau:
1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành
lập hoặc đăng ký;
3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương
đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn
đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
4. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị
trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và
phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
5. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết
của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh
thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi
nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Thời hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài
Thời hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được quy
định tại Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
1. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của
thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn
còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của
thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
2. Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập
Chi nhánh được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.
3. Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập
Chi nhánh được gia hạn thực hiện như quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ, thủ tục thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam
– Thương nhân nước ngoài muốn thành lập Chi nhánh phải chuẩn bị hồ sơ theo
quy định tại Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công
Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
+ Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của
thương nhân nước ngoài;
+ Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
+ Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực
hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có
giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước
ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của
thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
+ Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
(nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của
người đứng đầu Chi nhánh;
+ Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu
chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi
nhánh;
+ Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh theo quy định
tại Điều 28 Nghị định 07/2016 và quy định pháp luật có liên quan.
Đối với một số tài liệu cụ thể phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực hoặc phải
được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
* Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thương nhân nước ngoài tiến hành theo
trình tự được quy định tại Điều 13 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 13. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh
1. Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc
trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp
Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu
cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết
hồ sơ.
3. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không
cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp
từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

4. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định này và trường hợp việc
thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý
chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ
quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý
hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp
Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân
nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
4. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện,
Giấy phép thành lập Chi nhánh
Ngoài các quy định về việc cấp giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại
diện thì pháp luật còn quy định các trường hợp không được cấp Giấy phép thành
lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài cũng có ngoại lệ, cụ thể Điều 14
Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cấp Giấy phép
thành lập Chi nhánh như sau:
Điều 14. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện,
Giấy phép thành lập Chi nhánh
Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện,
Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong những
trường hợp sau:
1. Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 đối với trường
hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc không đáp ứng
một trong những điều kiện quy định tại Điều 8 đối với trường hợp đề nghị cấp
Giấy phép thành lập Chi nhánh.
2. Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại
diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu
hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh tại
Việt Nam theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.
3. Việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của
pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội và sức khỏe cộng đồng.
4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có được đồng thời
là chủ doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam không?

Theo khoản 8 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về người đứng đầu
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài như sau:
8. Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm
nhiệm các chức vụ sau:
a) Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;
b) Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
c) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy
định pháp luật Việt Nam
Tại khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chủ doanh nghiệp tư
nhân như sau:
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho
doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại
diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật.
Như vậy, việc thuê nhà thành lập Chi nhánh, mở Văn phòng đại diện ở Việt Nam
của thương nhân nước ngoài được pháp luật chấp thuận. Tuy nhiên, thương nhân
nước ngoài phải thuộc đối tượng có quyền được thành lập, đảm bảo điều kiện
được cấp Giấy phép thành lập, thực hiện nộp hồ sơ theo trình tự và không thuộc
các trường hợp không được cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật. Ngoài
ra, người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được đồng
thời là chủ doanh nghiệp tư nhân.

Với đội ngũ Luật sư tận tâm, chuyên nghiệp và đặc biệt
luôn tự tin về bề dày kinh nghiệm Luật sư vpls24h đã giải
quyết và nhận được sự hài lòng của hàng nghìn khách
hàng trên cả nước.
Luật sư Từ Tiến Đạt hiện kiêm nhiệm Phó Trưởng phòng
Thanh Tra Viện nghiên cứu pháp luật Phía Nam, là Luật sư
và Phóng viên Tạp chí Luật sư, Tạp Chí Pháp luật  quê
quán Vĩnh Long đã tốt nghiệp Đại học Luật TPHCM hệ
chính quy năm 2002 đến nay là chuyên gia trong lĩnh vực
nhà đất ( trên 22 năm kinh nghiệm chuyên sâu về tranh
chấp nhà đất với mong muốn bảo vệ và phục vụ quê
hương Miền Tây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *