Trong suốt 10 năm qua ông bà nội không yêu cầu phân chia tài sản. Ông bà nội dự định để lại cho cháu nội. Vậy khi ông bà nội tôi mất có cần lập di chúc gì thêm không để phần tài sản này thuộc về anh em tôi?

 Trả lời:

Trong trường hợp khối tài sản trên được xác định là tài sản chung của vợ chồng (hình thành trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng hoặc do vợ, chồng được tặng cho chung, thừa kế chung), Điều 31 Khoản 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “2. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.”

Theo đó, chỉ có một nửa khối tài sản nêu trên được xác định là di sản thừa kế do bố của bạn để lại và được chia thừa kế. Phần tài sản còn lại thuộc quyền định đoạt của mẹ bạn. 1/2 di sản thừa kế của bố được chia theo pháp luật (khi không có di chúc) đối với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo nguyên tắc một người được hưởng một phần thừa kế bằng nhau. 1/2 tài sản thuộc quyền định đoạt của mẹ bạn.

Hàng thừa kế theo pháp luật theo điều 676 BL Dân sự 2005:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Phần di sản của bố bạn sẽ được chia làm 5 phần, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được 1/5 di sản.

Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Nếu thời gian bố bạn mất đã trên 10 năm thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế của bố bạn đã hết. Theo mục 2.4 Mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc chia tài sản chung trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:

“a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

Trong trường hợp ông bà nội của bạn mất đi thì phần tài sản thuộc quyền sở hữu của ông bà nội bạn sẽ được chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật nếu không có di chúc trong đó bao gồm di sản của ông bà và phần tài sản chung với các đồng thừa kế do nhận thừa kế do bố của bạn để lại.

LS. TỪ TIẾN ĐẠT -VPLS ĐẠT ĐIỀN- Đoàn luật sư TPHCM.

Nhà riêng: 1014/73 Tân Kỳ Tân Quý Phường Bình Hưng Hòa Quận Bình Tân

Văn phòng giao dịch: 582 Tân kỳ Tân Quý phường Bình Hưng Hòa Quận Bình Tân.