1. Thừa kế quyền sử dụng đất là gì?

Quyền thừa kế quyền sử dụng đất là quyền của cá nhân, thành viên hộ gia đình được để thừa kế quyền sử dụng đất của mình cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Theo Luật đất đai năm 2013, đối tượng được để thừa kế quyền sử dụng đất, bao gồm:

1) Cá nhân, thành viên hộ gia đình;

2) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyển sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật;

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hô có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó

Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất có quyền để thừa kế tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, người nhận thừa kế được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.

Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01.7.2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 05 năm thì có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật trong thời hạn đã trả tiền thuê đất.

Hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có quyền để thừa kế tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyển cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất:

1) Trường hợp chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng thì có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất;

2) Trường hợp chọn hình thức thuê đất thì có quyền để thừa kế tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì có quyền để thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật dân sự, trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.

2. Quyền thừa kế là gì ?

Quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quyển để lại tài sản bao gồm: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản cho người thừa kế theo pháp luật. Quyển hưởng di sản bao gồm: quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Chỉ có cá nhân mới có đầy đủ các quyền để lại di sản, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Các cơ quan, tổ chức chỉ có quyền hưởng di sản theo di chúc.

3. Thừa kế theo pháp luật là gì ?

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản được thực hiện trong các trường hợp: không có di chúc, di chúc không hợp pháp, những người thừa kế theo di chúc đều đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; những người thừa kế theo di chúc đểu không có quyển hưởng di sản hoặc từ chối quyển hưởng di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc, phần di sản liên quan đến di chúc không hợp pháp; phần di sản liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; phần di sản có liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không tổn tại vào thời điểm mở thừa kế, phần di sản của người từ chối quyền hưởng di sản, bị tước quyền hưởng di sản.

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật được xác định trên cơ sở quan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng. Những người trong diện thừa kế được xếp thành ba hàng thừa kế. Thừa kế chỉ chia cho một hàng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 (Xt. Hàng thừa kế), mỗi người trong cùng hàng thừa kế được hưởng suất bằng nhau.

4. Thừa kế quyền sử dụng đất là gì ?

Thừa kế quyền sử dụng đât là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất của người chết cho người còn sống.

Ở Việt Nam, với đặc thù đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản chung của hộ gia đình hoặc quyền tài sản riêng của cá nhân. Bởi vậy, khi cá nhân hoặc thành viên trong hộ gia đình có người chết thì quyền sử dụng đất của họ được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai thì người để lại thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm:

Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản;

Cá nhân, thành viên hộ gia đình được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở; 3) Cá nhân có quyền sử dụng đất do được người khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp.

Người thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản phải là người nằm trong diện thừa kế và phải có thêm các điều kiện: 1) Có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích; 2) Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai.

5. Thừa kế quyền tác giả là gì ?

Thừa kế quyền tác giả là sự chuyển dịch một số quyền tác giả từ người chết sang cho người còn sống.

Theo quy định của pháp luật, khi tác giả chết thì người thừa kế của tác giả được hưởng các quyền:

1) Công bố, phổ biến, cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm, trừ trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

2) Được hưởng nhuận bút, thù lao khi tác phẩm được sử dụng, được nhận giải thưởng đối với tác phẩm.

Với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, khi tác giả chết, người thừa kế còn được hưởng các quyền tài sản khi người khác sử dụng dưới hình thức: xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê.

6. Tư vấn cách lập di chúc hợp pháp theo luật ?

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề này xin được luật sư giải đáp dùm ạ: Gia đình tôi có 4 người gồm bố mẹ và 2 chị em (1 nam và 1 nữ). Năm 2003 thì mẹ tôi mất, tôi lúc đó 8 tuổi. Năm 2008 thì bố tôi lấy thêm 1 người nữa và sinh thêm 1 em gái nay 5 tuổi.Sau khi vợ mất thì bố tôi sa sút nên sau khi lấy vợ về 1 thời gian thì vợ 2 được thể làm chủ nhà.
Hai chị e đi học và lập nghiệp ở xa. Nay bố tôi ốm nặng nên đã viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho tôi. Nhưng khi xác nhận của chính quyền địa phương thì không được xác nhận và yêu cầu phải có sổ đỏ. Sổ đỏ thì mẹ gì thu vào két ko chịu đưa.
Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này phải giải quyết thế nào ạ ?
Người gửi: C.N

Trả lời:

Theo điều 628 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc bằng văn bản bao gồm:

Điều 628. Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Vậy trong trường hợp của anh do không đưa ra được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chính quyền địa phương không thể xác nhận di chúc của bố anh là điều hoàn toàn đúng pháp luật. Anh và gia đình hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Tuy nhiên, hình thức di chúc này cũng phải đảm bảo được điều kiện di chúc hợp pháp:

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

(khoản 1, điều 630 BLDS 2015

Tuy nhiên, vì theo thư anh trình bày thì bố anh dành toàn bộ di sản cho anh nên anh cần lưu ý một điểm sau: Nếu dì của anh nếu là vợ hợp pháp của ba anh thì dì của anh thuộc diện người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên cô ấy hoàn toàn có thể được hưởng di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật.