1. Có ly hôn được không khi một bên không đồng ý ?
Luật sư tư vấn:
– Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu một bên như sau:
1. Quyền đơn phương ly hôn
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Do đó, khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không còn đạt được nữa bạn hoàn toàn có thể ly hôn theo yêu cầu một bên.
2. Thủ tục đơn phương ly hôn
2.1. Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
– Đơn xin ly hôn;
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng
– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
– Bản sao giấy khai sinh của con.
2.2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.
– Trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó,
“Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;”Tại điểm a, khoản 1, Điều 40 BLTTDS quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi vợ bạn cư trú.
2.3. Thời gian giải quyết
Theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng.
“Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ ánĐối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này…….”
3. Vấn đề ly thân
Ly thân là tình trạng quan hệ vợ chồng khi mà cả hai vợ chồng hoặc một người không muốn sống chung với nhau. Ly thân giúp cho vợ, chồng sống riêng biệt nhưng không phải trải qua quá trình ly dị.
Dù cho quá trình ly thân là bao lâu thì về mặt pháp luật, cả hai vẫn là vợ chồng, quan hệ hôn nhân chính thức được pháp luật công nhận. Các vấn đề khác như tài sản, con chung, quyền và nghĩa vụ của các bên vẫn tuân theo các quy định trong luật hôn nhân và gia đình.
Vấn đề ly thân của vợ và chồng hiện nay chưa được cụ thể hóa trong Luật hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản pháp luật khác. Tòa án không giải quyết các vấn đề liên quan đến ly thân.
2. Khi ly hôn thì vợ có được nuôi con 17 tháng không ?
Luật sư tư vấn:
– Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định :
1. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
Được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Theo quy định, thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn.
2. Quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:
Được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
>> Như vậy, con của bạn hiện được 17 tháng tuổi. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác theo quy định của pháp luật.( trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.). Nếu hiện tại bạn không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con thì đến khi bạn đủ điều kiện có thể yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sau khi ly hôn bố hoặc mẹ có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu bố, mẹ có sự thỏa thuận lại với nhau về quyền nuôi con hoặc bố, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn nếu có căn cứ chứng minh rằng người đang trực tiếp nuôi con không còn đáp ứng đủ điều kiện để nuôi con.
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chồng của bạn đang cư trú hoặc đang đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con của bạn. Do đó, nếu bạn muốn giành lại quyền nuôi con thì phải làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con gửi lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chồng bạn đang cư trú hoặc tạm trú để được yêu cầu giải quyết, kèm theo đó bạn phải đưa ra được những căn cứ chứng minh chồng bạn không còn đáp ứng đủ điều kiện để nuôi con như: không có thu nhập, không có nơi ở hợp pháp, điều kiện nuôi con khác không còn đảm bảo…
3. Khởi kiện ly hôn vì mẫu thuẫn sâu sắc và thủ tục xin ly hôn như thế nào?
Trả lời:
1. Căn cứ giải quyết ly hôn
Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương ly hôn thì Tòa án lại xem xét chủ yếu căn cứ mà bên đơn phương ly hôn đưa ra. Điều luật quy định rằng: “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.
Hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng khi:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.
Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi kết hôn từ năm 2011 đến nay đc hơn 5 năm, và cũng có 2 cháu trai.bé lớn đc 4 tuổi 7 tháng, bé nhỏ đc 22 tháng.trong quá trình sống chung có rất nhiều mâu thuẫn, hầu như năm nào tôi cũng bị chồng đánh đập. chồng tôi công tác xa, cứ về đến nhà là muốn sinh sự cãi chửi nhau. chửi tôi tôi không nói làm gì, nhưng lôi mẹ tôi ra chửi rủa và a trai tôi nữa. trong những lần đánh đập, có vài lần khi tôi vẫn còn bụng mang dạ chửa. tôi đã cố nhịn trong 5 năm, nhưng giờ thì tôi không thể nhịn được nữa. tôi muốn xin được quý luật sư tư vấn giúp ạ. cảm ơn rất nhiều
Như vậy, trong trường hợp của bạn mẫu thuẫn giữa hai vợ chồng trở nên sâu sắc, chồng bạn có hành vi bạo lực và ngược đã khi bạn mang thai, xúc phạm danh dự nhân phẩm. Con bạn đã 22 tháng tuổi hoan toàn có thể yêu cầu ly hôn. Theo khoản 3 Điều này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe tinh thần của người kia.
2. Tội đe dọa giết người
Hiện tại bố mẹ em đang có những vấn đề về ly hôn.. Trong một cuộc điện thoại với người khác vô tình mẹ em ghi lại được cuộc trò chuyện trong đó bố em có những lời lẽ mang tính đe doạ là sẽ giết mẹ em(nếu như không có tài sản phân chia thì sẽ giết).Vậy theo luật thì tội này có được quy vào tội đe doạ giết người có chủ ý không?
Quy định tại Điều 103, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội đe dọa giết người
“Điều 133. Tội đe dọa giết người1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Như vậy, trong trường hợp của gia đình bạn, một cuộc điện thoại với người khác vô tình mẹ bạn ghi lại được cuộc trò chuyện trong đó bố em có những lời lẽ mang tính đe doạ là sẽ giết mẹ bạn(nếu như không có tài sản phân chia thì sẽ giết). Đây là căn cứ làm cho mẹ bạn lo sợ rằng việc này sẽ được thực hiện thì cấu thành tội đe dọa giết người.
3. Ly hôn theo yêu cầu của một bên.
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”
Ngoài ra, vợ anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ luật hình sự:
“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Nội dung Điều 147 nêu trên được hướng dẫn tại Mục 3 Thông tư số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC như sau:
“3. Về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
3.1. Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…”
Theo như anh cung cấp thông tin thì chúng tôi không biết rõ mong muốn anh có muốn ly hôn không ? nếu như anh k thể chấp nhận và muốn ly hôn thì hoàn toàn có thể thuận tình ly hôn tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình.
4. Mẫu đơn ly hôn, thời gian giải quyết đơn ly hôn là bao lâu?
Mẫu đơn xin ly hôn
Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương
Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình
Xin chào luật sư! Tôi và chồng tôi kết hôn vào tháng 3 năm 2016 tại thành phố Bắc Giang và hiện tại vợ chồng tôi đang sinh sống tại thành phố Bắc Giang. nhưng cuộc sống không được hạnh phúc, chồng tôi là người ham chơi, chỉ biết nghĩ đến bản thân và sở thích của riêng mình không để ý, quan tâm đến gia đình và vợ mình, từ đó vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, tôi rất mệt mỏi và muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân này, hiện vợ chồng tôi chưa có con, cũng chưa có tài sản chung. Vậy xin hỏi luật sư. Mẫu đơn ly hôn là mẫu bắt buộc hay tự viết, và gửi tại đâu, thời gian giải quyết là bao lâu ? Xin cảm ơn !
Theo Điều 28 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là:
Điểm a, mục 9, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có quy định như sau:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
– Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
– Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm”.
Trong trường hợp hoà giải tại tòa án thiếu một trong các điều kiện trên thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành. Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
– Thời gian giải quyết:
+ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.
+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu Công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
5. Vắng mặt ngày triệu tập
“Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Thưa luật sư.. tôi nhận được giấy triệu tập lần một của tòa nhưng tôi chưa muốn ly hôn vì ly hôn chỉ là quyết định nhất thời do tôi nghĩ. Với lại tôi vẫn thương vợ con nhiều nên ko muốn ly hôn. Vì nếu ly hôn con tôi sẽ rất khổ và cả chúng tôi cũng vậy.đến triệu tập tôi cần phải làm gì và nói gì trước tòa..hôm lên triệu tập vợ tôi không có mặt thì có ảnh hưởng gì không.vợ tôi là nguyên đơn.. mong luật sư tư vấn giúp em.. em cảm ơn luật sư!
Xét thấy bạn và vợ đã “hòa giải và thỏa thuận với nhau” tức là không phải do Tòa án tiến hành hòa giải. Vì vậy về mặt pháp lý vợ bạn vẫn là nguyên đơn còn bạn vẫn là bị đơn. Điều đó cũng có nghĩa rằng người rút đơn trong trường hợp này chỉ có thể là vợ bạn mà không thể là bạn bởi bạn (bị đơn) chỉ có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu ly hôn hoặc đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn mà không có quyền rút đơn.
Căn cứ vào quy định trên, trường hợp vợ bạn vắng mặt khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì tòa sẽ hoãn phiên xét xử. Thời gian hoãn phiên tòa không quá 30 ngày làm việc. Nếu tòa triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tòa sẽ tuyên bố xử vắng mặt.
4. Vợ có thể nuôi hai con khi ly hôn được không ?
Luật sư tư vấn:
– Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định :
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
>> Như vậy, bạn có hai con đều dưới 36 tháng tuổi một cháu 17 tháng tuổi và một bạn 3 tháng tuổi.Theo quy định của pháp luật thì có hai cách giải quyết về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi vợ chồng bạn ly hôn như sau:
– Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để một người trực tiếp nuôi dưỡng con cái
– Trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận với nhau về việc nuôi dưỡng con thì bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con. Về nguyên tắc thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con. Điều kiện này có thể xét đến như là điều kiện về vật chất và tinh thần:
“1) Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
2) Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.”
Theo đó nếu bạn đáp ứng được các điều kiện này thì bạn là người có quyền nuôi con.
5. Quyền thay đổi người nuôi con sau ly hôn ?
Trả lời:
Điều 84, Luật hôn nhân và gia đình 2014 Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Căn cứ theo quy định trên bạn hoàn toàn có thể yêu cầu thay đổi người nuôi con trong trường hợp chồng cũ của bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu trường hợp cả bạn và chồng cũ của bạn không đủ điều kienj và kinh tế để nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”
“Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”
Về việc cấp dưỡng
Trong trường hợp bạn nhận nuôi cả hai đưa con hay trường hợp bạn để cho người giám hộ nuôi con khi bạn và chồng cũ không đủ điều kiện nuôi con thì cả chồng cũ của bạn và bạn đều phải có nghĩa vụ, chăm nom, giáo dục, cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
“Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”