Luật sư tư vấn:

Pháp luật Việt Nam có quy định về việc đính hôn không ? Chúng ta cùng Luật Đạt Điền tìm hiểu nhé.

1. Đính hôn là gì?

– Đính hôn hay còn có tên gọi khác là đám hỏi (ăn hỏi) là một lễ thông báo chính thức về việc lời hứa gả con cho hai bên gia đình. Theo truyền thống phong tục cưới xin của Việt Nam thì Lễ đính hôn là một thủ tục không thể thiếu trong mỗi cuộc hôn nhân. Tùy theo vùng miền, phong tục, tập quán sẽ khác nhau và yêu cầu về đình hôn cũng khác nhau.

Hình ảnh mô tả một buổi lễ đính hôn

– Trong lễ đính hôn, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, nhà gái nhận lễ vật tức là đã công nhận sẽ gả con gái cho nhà trai. Đính hôn được xem là nghi lễ có ý nghĩa quan trọng của đời người. Việc thực hiện nghi lễ đính hôn theo truyền thống giúp giáo dục con cái biết kính trọng tổ tiên, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ hội để gắn kết tình cảm của gia đình hai bên nam nữ.

– Chính vì đính hôn chỉ là một truyền thống, một phong tục văn hóa của Việt Nam nên việc pháp luật Việt Nam không quy định về việc đính hôn mà tùy thuộc mỗi địa phương, mỗi gia đình sẽ chọn lựa hình thức tổ chức lễ đính hôn sao cho phù hợp với tập quán, điều kiện hoàn cảnh hai bên miễn không trái các quy định về pháp luật liên quan và thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Đính hôn là việc xảy ra trước khi tổ chức hôn lễ và trong thời gian này cô dâu, chú rể của hai bên có thể là vợ chồng sắp cưới của nhau nhưng về mặt pháp lý. Pháp luật chỉ công nhận việc phát sinh mối quan hệ hôn nhân giữa một nam và nữ trên cơ sở đáp ứng các điều kiện đăng ký kết hôn và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy: có thể kết luận đính hôn là phong tục tập quán của một số vùng miền Việt Nam, việc có tổ chức đính hôn hay không là do tùy thuộc vào phong tục của địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình mà pháp luật không quy định đính hôn là một thủ tục trong quá trình công nhận mối quan hệ vợ chồng giữa đôi nam nữ. Kể cả trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện tại cũng không có bất cứ quy định nào về đính hôn cũng như điều kiện hay quy trình đính hôn mà phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí nhà trai nhà gái.

2. Đính hôn có phát sinh quan hệ hôn nhân hay không ?

Như đã phân tích ở trên pháp luật Hôn nhân của nước ta không có quy định về việc đính hôn. Việc công nhận hay phát sinh quan hệ hôn nhân phải thỏa mãn các điều kiện và thủ tục theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan, cụ thể như sau:

– Thứ nhất, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Tức là pháp luật chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Mà kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Tức là muốn phát sinh mối quan hệ hôn nhân thì cần phải có việc nam và nữ đáp ứng các điều kiện kết hôn và đi đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật, sau đó thì quan hệ hôn nhân sẽ phát sinh sau khi nam nữ đã đăng ký kết hôn.

– Thứ hai, về điều kiện kết hôn sẽ phải đáp ứng các điều kiên sau: (Căn cứ điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn là: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

+ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

– Thứ ba, việc đăng ký kết hôn được quy định như sau: (căn cứ điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

+ Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật hộ tịch.

Lưu ý: Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý.

+ Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Như vậy: Theo các quy định và phân tích ở trên có thể thấy muốn phát sinh mối quan hệ hôn nhân thì hai bên nam nữ phải đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. Và việc đính hôn hay không không có làm phát sinh mối quan hệ hôn nhân của hai bên và việc đính hôn cũng không nằm trong các quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

3. Điều kiện kết hôn hiện nay là gì?

Hiện nay pháp luật nước ta không có quy định cụ thể về điều kiện đính hôn. Lễ đính hôn hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu tổ chức của hai bên nam, nữ. Việc bạn theo đạo thiên chúa không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc đính hôn hay kết hôn của bạn.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định về điều kiện kết hôn như sau:

Điều 8. Điều kiện về kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

4. Theo đạo thiên chúa thì đính hôn như thế nào?

Việc bạn thuộc đạo Thiên Chúa thì như phân tích ở trên pháp luật không quy định thủ tục đính hôn mà sẽ phụ thuộc và ý chí, hoàn cảnh gia đình bạn hay phong tục tập quán nơi bạn sinh sống. Miễn không trái các quy định của pháp luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Việc ban hỏi chồng sắp đính hôn hiện tại đang ở bên Mỹ và bạn muốn chỉ đính hôn chứ không kết hôn ? Như đã phân tích ở trên việc đính hôn không làm phát sinh mối quan hệ hôn nhân nên việc bạn chỉ đính hôn và không kết hôn theo quy định của pháp luật là không đúng. Bạn có thể thực hiện đăng ký kết hôn tại nước mà chồng bạn đang cư trú hoặc đăng ký kết hôn tại Việt Nam theo các trình tự như sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

– Căn cứ Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu)

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn giá trị sử dụng, do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp

+ Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần, bệnh khác, có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình (do cơ quan y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận)

+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (bản sao)

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, anh chị cần đến UBND cấp huyện (căn cứ theo điều 37 Luật Hộ tịch.

Bước 3: Giải quyết đăng ký kết hôn

– Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào sổ hộ tịch và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Đồng thời hai bên nam nữ cùng ký kết hôn và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sau đó, cán bộ tư pháp báo cáo chủ tịch UBND trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định.