LUẬT SƯ BÀO CHỮA HÌNH SỰ BÌNH TÂN: CÓ NÊN NHỜ LUẬT SƯ KHI NGƯỜI NHÀ ĐANG BỊ TẠM GIAM

Nhờ luật sư khi người nhà đang bị tạm giam nên hay không là vấn đề mà nhiều người thân của người bị tạm giam cần suy nghĩ, cân nhắc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người bị tạm giam. Vậy nên, trong bài viết này chúng tôi xin được đưa ra những thông tin tham khảo giúp Quý khách hàng đưa ra quyết định khi gặp phải tình huống nêu trên.

Người bị tạm giam nên có sự hỗ trợ của luật sư
Người bị tạm giam nên có sự hỗ trợ của luật sư

Quy định của pháp luật về hoạt động tạm giam

Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo

Tạm giam làm một biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự được quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015. Tạm giam có thể được áp dụng cho các đối tượng là bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng; và áp dụng đối với bị can, bị cáo tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc các trường hợp sau:

  • Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
  • Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
  • Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
  • Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
  • Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Một số trường hợp đặc biệt như bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm mà họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã thì có thể áp dụng tạm giam. Hay, những bị can, bị cáo là phụ nữ có thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng là đối tượng không áp dụng tạm giam nhưng nếu thuộc các trường hợp sau thì vẫn có thể áp dụng biện pháp này cho những đối tượng nêu trên:

  • Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
  • Tiếp tục phạm tội;
  • Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
  • Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Quyền được gặp và làm việc với Luật sư khi bị tạm giam

Theo quy định tại khoản 4 Ðiều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định người bị tạm giam có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa hay tại khoản 3 Ðiều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cũng quy định rằng luật sư người bào chữa được gặp người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh.

Do đó, Ngay từ khi bị bắt giữ tạm giam, người bị bắt giữ có quyền yêu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư được tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt giữ từ khi người bị bắt, tạm giữ. Theo đó, với hoạt động nghiệp vụ của mình, luật sư sẽ tư vấn pháp luật, tham gia hỏi cung, thực hiện các biện pháp theo quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, tránh oan sai cho người bị bắt giữ, bị can, bị cáo.

Luật sư có thể hỗ trợ gì trong quá trình tạm giam?

Tư cách tham gia tố tụng hình sự của Luật sư

Theo quy định tại Điều 72 BLTTHS 2015 thì luật sư tham gia vào hoạt động tố tụng hình với tư cách là người bào chữa. Hầu hết các trường hợp luật sư bào chữa bắt đầu được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, trường hợp bắt, tạm giữ thì có thể tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Đối với trường hợp cần giữ bí mật điều tra thị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.. Theo đó, kể từ thời điểm tham gia, luật sư có đầy đủ các quyền của người bào chữa trong giai đoạn điều tra đối với người bị tạm giam theo quy định tại khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015, bao gồm:

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.

Công việc luật sư cần thực hiện đối với thân chủ bị tạm giam

Căn cứ vào Ðiều 10 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT ngày 23-1-2018 của BCA – BQP- TANDTC- VKSNDTC quy định: “Khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giam theo quy định của pháp luật”. Do đó, trong thời gian thân chủ bị tạm giam, luật sư bào chữa là những chủ thể hiếm hoi có thể tiếp xúc với thân chủ. Theo đó, luật sư bào chữa trong phạm vi quyền hạn của mình có thể thực hiện những công việc để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ:

  • Luật sư tư vấn và giải thích về quy trình tố tụng từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử; tư vấn các quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi bị tạm giam;
  • Luật sư sẽ tham gia các buổi hỏi cung cùng thân chủ để tránh trường hợp thân chủ bị ép cung, nhục hình, ép khai không đúng sự thật gây bất lợi, oan sai;
  • Kịp thời khiếu nại, kiến nghị khi phát hiện những vi phạm, sai trái, bất lợi đối với thân chủ trong thời gian bị tạm giam;
  • Dựa trên những thông tin trao đổi với thân chủ, luật sư thu thập chứng cứ, bổ sung hồ sơ pháp lý nhằm chứng minh thân chủ vô tội hoặc giảm nhẹ TNHS cho thân chủ;
  • Thực hiện vai trò là kênh thông tin liên lạc cho gia đình của thân chủ biết diễn biến sự việc, tình hình thân chủ đang ở trong trại tạm giam, khi gia đình chưa hoặc không được tiếp xúc trực tiếp;
  • Luật sư tư vấn quyền thăm gặp của khách hàng đối với người thân trong trại tạm giam;
  • Luật sư làm việc với người thân của thân chủ về việc thay đổi biện pháp giam giữ, bảo lĩnh, những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ.

Lợi ích của bị can, bị cáo bị tạm giam khi có sự hỗ trợ của luật sư

Dựa trên những hoạt động của luật sư trong giai đoạn tạm giam, các bị can, bị cáo có thể được bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian này:

  • Tránh được việc bị ép cung, nhục hình, ép khai không đúng sự thật gây bất lợi, oan sai;
  • Được trình bày, trao đổi sự việc và cùng tìm hướng giải quyết để giảm thiểu tối đa những bất lợi của bản thân vào thời điểm hiện tại và tương lai;
  • Được trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với người thân trong giai đoạn này;
  • Nắm rõ được những quyền lợi của bản thân trong thời gian bị tạm giam;
  • Nắm bắt được trình tự tiếp theo của giai đoạn tố tụng và những việc cần thực hiện để có thể chứng minh được oan sai hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư Đạt Điền hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 0966 456 678 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư hình sự giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *