Luật sư tư vấn giỏi uy tín TPHCM Và Miền Tây Nam Bộ: Cha mẹ cho con nhà đất có đòi lại được không?

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ QUA ZALLO:☎️0966 456 678 

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ 24/24 Qua Hotline:☎️028.3968.3456 

Luật sư Từ Tiến Đạt Đoàn Luật sư TPHCM

                                                             

Câu hỏi của khách hàng ( Nguyễn Văn Nam TPHCM):  Trước đây ba mẹ tôi có đồng ý cho tôi 1 nền nhà đất thổ cư có sẵn nhà ở trên đó Và một miếng vườn tôi tự canh tác . Sau đó tôi và mẹ tôi có đến văn phòng công chứng để làm các thủ tục công chứng hợp đồng và sang tên sổ cho tôi. Thủ tục sang tên là hoàn toàn hợp pháp và giờ tôi đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần đất được mẹ cho đó. Nhưng bây giờ do có vài mâu thuẫn nên mẹ tôi muốn tự ý đòi lại phần đất đó và đòi sang tên lại cho mẹ tôi.

Tôi muốn hỏi là sau khi sang tên cho tôi rồi thì mẹ tôi đòi lại đất có được không?

Kinh mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Văn Phòng luật sư Đạt Điền với đội ngũ Luật sư Miền Nam giỏi uy tín  tận tâm, chân thật  chuyên nghiệp và đặc biệt luôn tự tin về bề dày kinh nghiệm trên 22 năm ; Luật sư vpls24h HCM  đã giải quyết và nhận được sự hài lòng của 10 nghìn khách hàng tại TPHCM và Các Tỉnh Miền Tây, Đông Nam Bộ.

Luật sư Từ Tiến Đạt hiện kiêm nhiệm Phó Trưởng phòng Thanh Tra – Viện nghiên cứu pháp luật Phía Nam Nguyên Phóng viên Báo Pháp Luật, Báo Công an,  Phóng viên Tạp chí Luật sư, Tạp Chí Pháp luật  (quê quán Vĩnh Long đã tốt nghiệp Đại học Luật TPHCM hệ chính quy năm 2002)  đến nay là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhà đất ( trên 22 năm kinh nghiệm chuyên sâu về tranh chấp nhà đất với mong muốn bảo vệ và phục vụ quê hương Miền Tây và TPHCM

1. Tặng cho quyền sử dụng đất có đòi lại được không?

Hợp đồng tặng cho tài sản được điều chỉnh theo quy định tại Điều 457  Bộ Luật dân sự 2015  cụ thể như sau:

“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.

Theo quy định của pháp luật dân sự thì hợp đồng tặng cho là sự thảo thuận giữa các bên, thể hiện ý chí của các bên trong việc chuyển dịch quyền của tài sản từ người tặng cho sang người được tặng cho tài sản.

Theo như bạn đã trình bày thì mẹ bạn đã tặng cho bạn 01 nền nhà đất thổ thông, vậy trường hợp của bạn tài sản mẹ bạn tặng cho được xem là bất động sản (Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật). Như vậy đối với tặng cho các loại tài sản là bất động sản cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

– Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Như bạn đã trình bày ở trên thì khi tặng cho miếng đất bạn và mẹ bạn đã ra văn phòng công chứng để công chứng và làm thủ tục sang tên sổ, hiện tại bạn đã đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vậy nên kể từ thời điểm bạn làm thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đất và thủ tục được hoàn thiện thì miếng đất đã chuyển quyền sang cho bạn và bố mẹ bạn không còn quyền gì trên miếng đất này nữa, kể cả quyền đòi lại miếng đất.

Tuy nhiên pháp luật cũng quy định một số trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện theo quy định tại Điều 462 Bộ luật dân sự năm 2015 hoặc bạn và mẹ bạn thỏa thuận hủy hợp đồng cho tặng, cụ thể như sau:

2. Quy định về tặng cho tài sản có điều kiện

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện, cụ thể như sau:

“Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Như vậy nếu trong trường hợp hợp đồng tặng cho tài sản của bạn và bố mẹ bạn có ghi điều kiện cụ thể về việc bạn phải đáp ứng những yêu cầu nào thì mới được nhận tặng cho phần tài sản này thì trong trường hợp bạn không thực hiện được các điều kiện mà bố mẹ bạn đã yêu cầu trong hợp đồng tặng cho thì bố mẹ bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu đòi lại tài sản và yêu cầu phần bồi thường thiệt hại (nếu có).

3. Thỏa thuận hủy hợp đồng tặng cho

Ngoài ra do mẹ bạ và bạn đã thực hiện tặng cho tại văn phòng công chứng do đó trường hợp của bạn còn được Luật công chứng 2014 điều chỉnh, cụ thể như sau:

3.1  Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản được quy định tại Điều 42 Luật công chứng năm 2014, cụ thể như sau:

“Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.

Như vậy công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

3.2 Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng

Điều 51 Luật công chứng năm 2014 quy định cụ thể như sau:

“Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này”.

Như vậy, nếu trong trường hợp bạn đồng ý thảo thuận cùng bố mẹ bạn và cùng bố mẹ bạn ra văn phòng công chứng nơi trước đây đã làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất để hủy các thảo thuận về giao dịch tặng cho thì hợp đồng tặng cho tài sản giữa bạn và bố mẹ bạn sẽ không còn giá trị pháp lý.
Nếu trong trường hợp miếng đất đã được chuyển toàn bộ sang tên của bạn thì bạn phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để sang tên đất lại cho bố mẹ của mình.

4. Thủ tục sang tên sổ đỏ khi tặng cho nhà đất

Thủ tục đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện qua các bước như sau:

– Bước 1: Nộp hồ sơ, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.

+ Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (sổ đỏ, sổ hồng)

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN.

+ Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).

+ Bản chính tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.

Nếu bên chuyển nhượng tự nộp thuế thu nhập cá nhân thì hồ sơ đăng ký biến động không cần tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

Nơi nộp hồ sơ:

+ Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

+ Hộ gia đình, cá nhân không nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện. Đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương). Còn đối với địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.

– Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết

+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

+ Người dân nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế.

– Bước 3: Trả kết quả

Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ,…

Luật sư tư vấn giỏi uy tín  tại TPHCM và  Miền Tây Nam Bộ: Luật sư Từ Tiến Đạt quê Vĩnh Long:☎️0966 456 678 chuyên tư vấn đất đai  tại các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ , Hậu giang, Bến Tre.

                                                             

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *