1. Cách xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Anh A và chị B kết hôn năm 2010, cả hai vợ chồng là công nhân. Trước khi cưới chị B, anh A được cha mẹ tặng cho riêng 01 căn nhà, hiện được anh A cho người khác thuê với giá 10 triệu đồng/ tháng. Chị B đề nghị anh A đưa 10 triệu cho thuê nhà hàng tháng để tiết kiệm làm tài sản chung của hai vợ chồng nhưng anh A không đồng ý vì cho rằng đây là tài sản của anh.
Họ chỉ thống nhất được với nhau là thu nhập lương của 2 vợ chồng đều đưa chị B quản lý, chi tiêu mua sắm trong gia đình. Mỗi ngày chị B đưa anh A 30.000 đồng ăn sáng, cà phê, xăng xe đi lại. Một hôm anh A mua vé số và may mắn trúng giải đặc biệt 1,5 tỷ đồng. Anh A nói rằng số tiền 1,5 tỷ đồng là tài sản riêng của anh vì anh mua vé số từ tiền mà chị B đã chia cho anh mỗi ngày và lập luận rằng hôm đó anh đã không ăn sáng, cà phê mới có số tiền mua vé số. Tuy nhiên chị B nói rằng số tiền 1,5 tỷ đồng là tài sản chung của 2 vợ chồng. Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
1. Mười triệu đồng tiền thuê nhà hàng tháng có phải là tài sản riêng của anh A không? Vì sao? Căn cứ pháp lý nào?
2. Tiền trúng vé số 1,5 tỷ đồng có phải là tài sản chung của 2 vợ chồng anh A chị B không? Vì sao? Căn cứ pháp lý nào?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 33 và Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung…

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì căn nhà được mẹ anh A tặng cho trước thời kỳ hôn nhân và trong thời kỳ hôn nhân anh A với chị B không có bất kỳ thỏa thuận nào khác về vấn đề tài sản chung, riêng do đó theo quy định pháp luật trên thì căn nhà này sẽ là tài sản riêng của anh A. Ngoài ra, bạn có nói rằng anh A đã cho thuê căn nhà này với giá 10 triệu/tháng – đây là lợi tức phát sinh từ tài sản riêng do đó đối chiếu với quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu trên thì đây là tài sản chung của vợ chồng anh A, chị B.

Khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định:

“Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này…”

Do vậy, khoản tiền trúng sổ xố cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng anh A, chị B.

2. Tư vấn tài sản chung của vợ chồng khi vợ không đi làm ?

Xin chào, luật sư cho e hỏi e kết hôn được gần 2 năm, và có 1 cháu được 6 tháng tuổi. Vợ chồng e dạo này xích mích, không hòa hợp để sống tiếp với nhau nữa. Bọn em thuận ly hôn. Nếu ly hôn thì em bé có được ở với em không. Và từ lúc cưới xong em có bầu không đi làm được chỉ ở nhà, mình chồng em đi làm.
Hai tháng trước bọn em mới mua xe máy 30 triệu, bố chồng em cho 11 triệu, em bán vàng cưới đi được 13 triệu, lương chồng em 6 triệu. Vậy khi ly hôn có được ghi xe máy đó là tài sản chung không?
Mong luật sư giúp đỡ giải đáp những thắc mắc đó hộ em!

Trả lời:

– Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng:

“Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.”

Như vậy, dù bạn không đi làm chỉ ở nhà nội trợ thì thu nhập của chồng bạn cũng được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Từ quy định trên của pháp luật, trường hợp phần 11 triệu bố chồng bạn tuyên bố cho hai vợ chồng bạn thì đó sẽ là tài sản chung của gai vợ chồng bạn, nhưng nếu bố chồng bạn khẳng định rằng chỉ cho riêng chồng bạn thì đó sẽ không được xác định lầ tài sản chung mà là tài sản riêng của chồng bạn.

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”

Vàng cưới của bạn là phần tài sản bạn được bên ngoại cho khi về nhà chồng vì vậy để chứng minh đây là tài sản riêng của bạn, bạn cần bố mẹ hoặc người cho bạn số vàng cưới đó xác nhận cho riêng bạn mà không phải cho hai vợ chồng. Tuy nhiên nếu hai vợ chồng bạn đã có thỏa thuận số vàng này là tài sản chung thì theo quy định tại khoản 1 Điều 33 nêu trên đây là tài sản chung của vợ chồng.

Từ những quy định trên của pháp luật bạn có thể thấy rằng trường hợp của bạn có thể xảy ra hai tình huống:

– Tình huống thứ nhất, phần tiền bố chồng bạn cho và số vàng cưới của bạn đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng thì chiếc xe máy đó được coi là tài sản chung.

– Tình huống thứ hai, phần tiền bố chồng bạn cho được xác định là cho riêng chồng bạn thì bạn chỉ được chia 6 triệu tiền lương của chồng bạn và 13 triệu tiền vàng cưới (nếu vàng cưới đã được nhập vào tài sản chung) hoặc lấy lại toàn bộ tiền vàng cưới (nếu xác định đó là tài sản riêng của bạn.)

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

3. Tư vấn về thế chấp tài sản chung của hai vợ chồng ?

Kính chào VPLS Đạt Điền, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi và vợ tôi có thế chấp tại ngân hàng 1 ngôi nhà chung (đã có sổ đỏ mang tên 2 chúng tôi) đảm bảo cho khoản vay cho Công ty do vợ tôi đứng tên chịu trách nhiệm trước pháp luật, sau đó giữa vợ chồng có mâu thuẫn, tôi làm đơn đề nghị Ngân hàng chấm dứt hợp đồng thế chấp đó, sau đó ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay với ý kiến là tách rời trách nhiệm của tôi.Tuy nhiên đến nay tôi yêu cầu chấm dứt hoàn toàn hợp đồng thế chấp đó để giải tỏa bảo lãnh đối với tài sản đó, nhưng ngân hàng trả lời nếu tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng trên thì phải có sự đồng thuận của vợ tôi, nhưng vợ tôi là người đang được vay tiền, vợ chồng đang trục trặc thì làm sao tìm được sự đồng thuận, việc Ngân hàng trả lời như vậy có đúng không, tôi phải làm thế nào để giải tỏa được bảo lãnh.

Ở 1 ngôi nhà khác mới có hợp đồng mua bán giữa Công ty xây dựng, người bán và vợ tôi (có công chứng mua bán), nhưng nay vợ tôi mang ngôi nhà này đi thế chấp ở Ngân hàng để bảo lãnh cho 1 công ty khác vay vốn, hợp đồng thế chấp tài sản này không có công chứng, tôi phải làm những thủ tục gì để yêu cầu chấm dứt hợp đồng thế chấp này, đòi lại tài sản chung?

Chúng tôi thành lập Công ty năm 2000 do tôi dứng tên chiu trách nhiệm trước pháp luật, sau đó năm 2004 đổi sang cho vợ tôi đứng tên (không có tên tôi), khi vợ chồng có mâu thuẫn, vợ tôi đã dùng tư cách pháp nhân để đẩy tôi ra không cho tôi tham gia các hoạt động của Công ty, vì trước đây Công ty chúng tôi hoạt động bài bản, có thủ quỹ, kế toán nên các chi phí sinh hoạt và chi tiêu tôi đều thông qua kế toán và thu quỹ, không có khoản tiền riêng nào, văn phong đặt trụ sở làm việc tại nhà chung của chúng tôi (đã có sổ đỏ mang tên cả 2 vợ chồng, hộ khẩu do tôi đứng tên chủ hộ), giữa Công ty và chúng tôi không có ký hợp đồng cho thuê, cho mượn hay ở nhờ tại đây. Nay tôi yêu cầu Công ty của vợ tôi thanh toán tiền thuê nhà, nhưng vợ tôi không đồng ý, mặt khác còn dùng áp lực như không đưa chìa khóa cửa cho tôi, gây khó khăn cho tôi khi ra vào, tôi làm thủ tục gì để đòi lại nhà, nếu tôi làm đơn yêu cầu công ty chuyển đi, mà vợ tôi cố tình trây ỳ thì tôi có thể thuê Công ty bảo vệ để không cho nhân viên của Công ty vào làm việc được không?

Hơn 1 năm nay vợ tôi quản lý hết tài chính, nắm giữ hết tài sản nên cuộc sống của tôi hết sức khó khăn, không có khoản dự phòng nào và không có khoản thu nhập nào, nên tôi rất cần thiết đòi lại nhà để cho thuê nhưng tuân thủ theo các quy định của Pháp luật. Tôi đang rất bế tắc

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư của VPLS Đạt Điền.

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!

Trả lời:

1. Vấn đề yêu cầu của Ngân hàng:

Việc ngân hàng yêu cầu phải có sự đồng thuận của Vợ bạn là đúng.

Theo quy định tại Điều 146, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Về thi hành Luật Đất đai năm 2013, thì các Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.

Điều 64. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.

2. Tài sản chung vợ chồng:

Thứ nhất, xác định tài sản chung

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014, quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung như sau:

Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Vì vậy, Nếu ngôi nhà này là tài sản chung vợ chồng thì vợ anh chỉ được phép mang đi thế chấp khi được sự đồng ý của anh. Vì vậy. Hợp đồng mà vợ anh đã xác lập vô hiệu. Anh có thể thống nhất lại với vợ. Hoặc gửi đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật.

Thứ 2, đối với những tài sản chung của vợ chồng anh chị. Trường hợp anh muốn nhận tài sản chung vợ chồng biết rằng, hai vợ chồng không ly hôn, anh có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Được quy định cụ thể tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

4. Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình mà không xác định được, thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

VĂN BẢN THỎA THUẬN

KHÔI PHỤC CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG

CỦA VỢ CHỒNG

Tại Phòng Công chứng số …… thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc công chứng đựơc thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng công chứng), chúng tôi gồm:

Ông: ……………………………………………………………………………………

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………..cấp ngày ……………… tại …

Hộ khẩu thường trú:(Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)

………………………………………………………………………………………….

Bà: …………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ………………..cấp ngày …………… tại …..

Hộ khẩu thường trú:(Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)

Là vợ chồng theo Giấy đăng ký kết hôn số ……… ngày …………… do Uỷ ban nhân dân ……. cấp.

Ngày…………, chúng tôi có lập Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng số…………. ngày……..do ……….. chứng nhận.

Nay, vì lý do:(ghi rõ lý do khôi phục chế độ tài sản chung vợ chồng)

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng như sau:

ĐIỀU 1

TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU RIÊNG CỦA MỖI BÊN

Liệt kê những tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của người vợ, người chồng sau khi khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng đối với tài sản: bất động sản, động sản, quyền tài sản; mô tả đặc điểm của từng tài sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu)

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 2

TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

Liệt kê những tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng sau khi khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng như: bất động sản, động sản, quyền tài sản; mô tả đặc điểm của từng tài sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu) Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về đăng ký quyền sở hữu tài sản (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu) sau khi khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng.

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 3

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Chuùng toâi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Việc thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo đúng ý chí của vợ chồng chúng tôivà không trái pháp luật;

2. Tài sản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu hợp pháp của chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong thỏa thuận này là đúng sự thật;

3. Việc thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc khôi phục chế độ tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;

4. Những thông tin về nhân thân trong thỏa thuận này là đúng sự thật;

5. Thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;

6. Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung thỏa thuận nêu trên;

7. Các cam đoan khác …

ĐIỀU 4

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1.Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này;

2. Hieäu löïc cuûa Vaên baûn thoûa thuaän khoâi phuïc cheá ñoä taøi saûn chung cuûa vôï choàng tính töø ngaøy……….. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản thỏa thuận này chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên, được ………….chứng nhận và trước khi đăng ký (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu).

3.Chúng tôi đã tự đọc Vaên baûn thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản và ký vào Vaên baûn này trước sự có mặt của Công chứng viên.

Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Chúng tôi đã đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký, điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của Công chứng viên.

– Chúng tôii đã đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của Công chứng viên.

– Chúng tôii đã nghe Công chứng viên đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký vào Văn bản trước sự có mặt của Công chứng viên.

– Chúng tôi đã nghe Công chứng viên đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của Công chứng viên.

– Chúng tôi đã nghe Công chứng viên đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký, điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của Công chứng viên.

– Chúng tôi đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Chúng tôi đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký, điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Chúng tôi đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên;

Người vợ Người chồng

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Ngày ….. tháng .…. năm .…..(bằng chữ.………………)

(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng được thực hiện ngoài giờ làm việc, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)

Tại Phòng Công chứng số .…. thành phố Hồ Chí Minh.

(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)

Tôi …………………………., Công chứng viên Phòng Công chứng số … thành phố Hồ Chí Minh

Chứng nhận:

– Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng này này được lập giữa ông ………. và bà …………; Ông ………….. , bà………… đã tự nguyện thỏa thuận khôi phục cheá ñoä tài sản chung, cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thỏa thuận;

– Tại thời điểm công chứng, ông ..….…, bà ………… đều có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;

– Ông …….…, bà …… đã đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung và đã ký vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;

Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Ông ……………, bà ………………đã đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký, điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;

– Ông …………………, bà …………… đã đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;

– Ông ………………, bà ………………đã nghe Công chứng viên đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;

– Ông ……….…, bà ……………đã nghe Công chứng viên đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;

– Ông ……………, bà ……………đã nghe Công chứng viên đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký, điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;

– Ông ………………, bà ……………đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản đã ký và điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Ông …………………, bà …………… đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Ông ………………, bà ……………đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung cuûa vôï choàng này đuợc lập thành ……. bản chính (mỗi bản chính gồm …….. tờ, …….trang), cấp cho:

+ …………………….. bản chính

+ ……………………bản chính

+ Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

– Số công chứng …………. , quyển số ………TP/CC- ……….……..

Công chứng viên

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

——————————————

5. Cách chia tài sản chung và nợ chung trong thời kỳ hôn nhân ?

Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp giúp như sau: Vợ chồng tôi kết hôn đã lâu, chúng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn nên dẫn đến ly hôn, về phần ly hôn và con cái chung chúng tôi đã thỏa thuận được.
Chúng tôi đang có một số tài sản chung khá lớn và chưa biết quy định của pháp luật về việc phân chia tài sản này như thế nào là hợp lý ?
Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

+ Tài sản chung là gì ?

Được quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

+ Tài sản riêng là gì ?

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo sự thỏa thuận của vợ chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được tài sản chung sẽ được chia đôi theo nguyên tắc nêu trên, trườn hợp không thể chia được bằng hiện vật thì tài sản chung được bán để chia bằng tiền.

Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn:

+ Phân chia theo sự thỏa thuận của các bên

Với những vụ việc ly hôn thuận tình, tài sản chung sẽ được phân chia theo sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hôn nhân. Tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận này. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì tài sản chung sẽ được phân chia theo nguyên tắc dưới đây:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

Theo đó, người nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn sẽ được ưu tiên chia phần tài sản nhiều hơn.

Ví dụ: Gia đình thuộc khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình vừa phải chịu hậu quả của thiên tai, dịch bệnh.

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

Người có công sức nhiều hơn trong việc tạo lập nên tài sản sẽ được ưu tiên phần tài sản nhiều hơn.

Ví dụ: Người chồng là lao động chính trong gia đình, người vợ không có đóng góp gì thì người chồng sẽ được xem xét để được chia phần tài sản nhiều hơn.

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

Việc phân chia tài sản chung sẽ tính đến yếu tố bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất.

Ví dụ: Trong thời ký hôn nhân, vợ chồng anh A và chị b có mở một phòng khám đa khoa do anh A đứng tên- anh A là người có bằng cấp/chứng chỉ phù hợp để mở phòng khám. Vậy khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa anh A và chị B thì pháp luật sẽ xem xét để cho anh A được tiếp tục kinh doanh phòng khám và bù cho chị B một số tiền nhất định.

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Khi tiến hành giải quyết tranh chấp về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, thẩm phán cũng xem xét đến việc trong hai vợ chồng, bên nào có lỗi vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân. Ví dụ: Người chồng thường xuyên say xỉn, đánh đập người vợ thì người vợ sẽ được ưu tiên chia nhiều tài sản hơn.

Trong trường hợp hai bên đều có lỗi hoặc việc ly hôn không có yếu tố lỗi của bên nào thì tài sản chung vẫn được chia đôi như trường hợp thông thường.

+ Cách thức chia tài sản chung

Tài sản chung sẽ được chia theo sự thỏa thuận của hai bên.

Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được tài sản chung sẽ được chia đôi theo nguyên tắc nêu trên, trường hợp không thể chia được bằng hiện vật thì tài sản chung được bán, phát mại, đấu giá… để chia bằng tiền.

Kết luận: Với trường hợp của bạn, do vợ chồng bạn có khối tài sản khá lớn, nên bạn có thể áp dụng những nguyên tắc nêu trên để xác định ha vấn đế:

Một là, bạn xác định rõ tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng mình, tài sản riêng của vợ chồng thì không để phân chia, bạn chỉ có thể chia tài sản chung của vợ chồng mình.

Hai là, nếu khối tài sản chung của vợ chồng bạn lớn thì chúng tôi khuyên bạn nên thỏa thuận phân chia với vợ mình theo quy định của pháp luật, việc thỏa thuận nên được lập thành Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân. Nếu không thể thảo thuận được, cần phải nhờ tòa án giải quyết thì bạn sẽ phải nộp án phí theo tỉ lệ tương ứng với giá trị tài sản bạn đang có nhu cầu phân chia. Cụ thể, bạn có thể tham khảo bảng tính án phí dân sự theo quyết định 326/2017/QĐ-HĐTP:

Án phí dân sự sơ thẩm mức thu
1.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng
1.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch 3.000.000 đồng
1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.