1. Quyết định về việc áp dụng chế độ phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật cho cán bộ KBNN làmviệc trong môi trường độc hại
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘTRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 634 TC/QĐ/TCCB NGÀY 4 THÁNG 9 NĂM 1997 VỀ VIỆC ÁP DỤNGCHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI VÀ
BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT CHO CÁN BỘ KBNN LÀM VIỆC
TRONG MÔI TRƯỜNG ĐỘC HẠI
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 2349/LĐTBXH-BHLĐ ngày 09/7/1997 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bồi dưỡng bằng hiện vật cho cán bộ Kho bạc Nhà nước làm việc trong môi trường độchại;
Căn cứ Công văn số 368/TCCP-BCTL ngày 08/8/1997 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về phụ cấp độc hại nguy hiểm cho cán bộ Kho bạc Nhà nước;
Theo đề nghị của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Áp dụng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm, hệ số 0,3 so với mức lương tối thiểu và bồi dưỡng bằng hiện vật theo mức 3, bằng 4/10 hộp sữa (loại sữa đặc có đường 475g) trong một ca làm việc cho cán bộ viên chức ngành Kho bạc Nhà nước làm công tác đếm tiền, kiểm tra tiền bằng cực tím, kể từ ngày 01/8/1997.
Điều 2.- Cách chi trả phụ cấp độc hạinguy hiểm thực hiện theo Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 07/7/1993 của Bộ Laođộng – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguyhiểm. Việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật áp dụng theo quy định tạiThông tư số 20/TT-LB ngày 24/9/1992 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội – Ytế quy định chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho những người lao động làm việctrong điều kiện có yếu tố độc hại.
Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực kểtừ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhànước, Vụ trưởng Vụ Tài vụ quản trị, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vịliên quan thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về chế độ phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức và người lao động làm công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2014/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 25 tháng 01 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI VÀ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG TÁC LƯU TRỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 ;
Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 30/5/2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 25/TTr-SNV ngày 23/01/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức và người lao động làm công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2.
1. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 35/2001/QĐ-UBND ngày 25/4/2001 của UBND tỉnh Nghệ An về giải quyết chế độ phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức làm công tác lưu trữ.
2. Chế độ phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức và người lao động làm công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh được thực hiện kể từ ngày 01/01/2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Xuân Đại
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI VÀ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG TÁC LƯU TRỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 của UBND tỉnh Nghệ An)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi áp dụng
Bản Quy định này quy định chế độ phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức và người lao động làm công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Đối tượng điều chỉnh
a) Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm được thực hiện đối với công chức, viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
b) Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được thực hiện đối với công chức, viên chức chuyên trách làm công tác lưu trữ, hoặc kiêm nhiệm làm công tác lưu trữ; người lao động, kể cả học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề (sau đây gọi chung là người lao động) trực tiếp tham gia làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An; trừ người lao động làm việc trong các ngành, nghề được hưởng chế độ ăn định lượng ban hành kèm theo Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các công ty nhà nước và Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Chương 2.
MỨC HƯỞNG, CÁCH TÍNH VÀ NGUỒN KINH PHÍ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT
Điều 2. Mức hưởng và cách tính phụ cấp độc hại, nguy hiểm
1. Mức hưởng
Công chức, viên chức chuyên trách làm công tác lưu trữ, hoặc kiêm nhiệm công tác lưu trữ (có quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị) được hưởng mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm như sau:
a) Hệ số 0,2 tính theo mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức trực tiếp làm công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ (hệ số 0,2 x mức lương cơ sở hiện hành).
b) Hệ số 0,3 tính theo mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức trực tiếp làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng (hệ số 0,3 x mức lương cơ sở hiện hành).
2. Cách tính
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; được trả cùng kỳ tiền lương hàng tháng và không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều 3. Mức hưởng và cách tính chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Mức hưởng
Các đối tượng theo quy định tùy thuộc vào điều kiện thực tế được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo các mức sau:
a) Mức 1 bằng 10.000 đồng, áp dụng cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế đối với các công việc: Phân loại, kiểm tra giá trị hồ sơ tài liệu lưu trữ; lựa chọn để bảo quản và tiêu hủy hồ sơ tài liệu lưu trữ hết giá trị; phân nhóm đánh giá giá trị hồ sơ, sắp xếp tài liệu lập hồ sơ mới, hệ thống hóa, mô tả phiếu tin; vận chuyển hồ sơ tài liệu lưu trữ; chỉnh lý tài liệu hồ sơ lưu trữ; nhập dữ liệu, xây dựng công cụ tra tìm hồ sơ tài liệu lưu trữ; sưu tầm bổ sung hồ sơ tài liệu lưu trữ; xử lý kỹ thuật hồ sơ tài liệu lưu trữ; kiểm kê tài liệu lưu trữ; lựa chọn để công bố, giới thiệu hồ sơ tài liệu lưu trữ; kiểm kê, lựa chọn, bảo quản xử lý kỹ thuật tài liệu lưu trữ ở các kho lưu trữ hiện hành.
b) Mức 2 bằng 15.000 đồng, áp dụng cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế đối với các công việc: tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ; vận hành, bảo quản, sửa chữa các thiết bị kỹ thuật trong kho lưu trữ; xử lý tài liệu phim, ảnh ghi âm lưu trữ trong buồng kín; vệ sinh tài liệu, giá tủ để tài liệu, nền tường kho lưu trữ.
c) Mức 3 bằng 20.000 đồng, áp dụng cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế đối với công việc khử trùng tài liệu lưu trữ.
2. Cách tính
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính bằng cách chấm công làm thực tế trong kho lưu trữ hoặc tiếp xúc với tài liệu lưu trữ. Nếu làm việc từ 50% thời gian trở lên của ngày làm việc thì được hưởng toàn bộ định suất; nếu làm việc dưới 50% thời gian của ngày làm việc thì được hưởng 1/2 định suất.
b) Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh. Không được trả bằng tiền và thực hiện theo quy trình: lịch công tác, hàng tháng lập bảng kê chi tiết số ngày thực tế trực tiếp tham gia bằng cách chấm công (ngày/giờ/công) và có xác nhận của cán bộ quản lý trực tiếp.
c) Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được trả theo tháng và không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều 4. Nguồn kinh phí và việc thanh, quyết toán chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm và chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Nguồn kinh phí
a) Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm và chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật chi trả từ nguồn kinh phí khoán được giao hàng năm của đơn vị.
b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được đảm bảo một phần kinh phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ của đơn vị.
c) Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh, việc chi trả chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
d) Đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng các học sinh, sinh viên thực tập hoặc học nghề, thử việc thuộc cơ quan nào sử dụng lao động thì cơ quan đó có trách nhiệm chi trả chế độ.
2. Thanh, quyết toán
Việc quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán nguồn kinh phí chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm và chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có sử dụng người làm công tác lưu trữ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm xét duyệt danh sách hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật để chi trả theo Quy định này.
2. Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định về chế độ phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức và người lao động làm công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về UBND tỉnh Nghệ An (qua Sở Nội vụ) để xem xét, điều chỉnh./.
3. Quyết định 56/QĐ-UBND năm 2010 quy định hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm và chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ trong tỉnh Kiên Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/QĐ-UBND |
Rạch Giá, ngày 11 tháng 01 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUYĐỊNH HƯỞNG PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚICÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC LƯU TRỮ TRONG TỈNH KIÊN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05 tháng01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểmđối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung khoản 2, Mục II Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của liên tịch Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiệnvật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độchại;
Căn cứ Công văn số 2939/BNV-TL ngày 04 tháng 10 năm 2005 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về chế độ phụ cấpđộc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành lưu trữ; Công vănsố 758/VTLTNN-TCCB ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhànước về việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với ngành lưu trữ;
Xét Tờ trình số 1464/TTr-SNV ngày 09 tháng 12năm 2009 của Sở Nội vụ về việc đề nghị ban hành quy định hưởng mức phụ cấp độc hại,nguy hiểm và chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viênchức làm công tác lưu trữ trong tỉnh Kiên Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về hưởng phụ cấp độc hại, nguyhiểm và chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức làmcông tác lưu trữ trong tỉnh Kiên Giang”.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấptỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từngày ký./.
CHỦ TỊCH
Bùi Ngọc Sương
QUY ĐỊNH
VỀVIỆC HƯỞNG PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚICÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC LƯU TRỮ TRONG TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2010 củaChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượngđiều chỉnh
1. Quy định này áp dụng việchưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dựbị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biênchế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế Nhà nước và hưởng lương theo bảnglương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phiChính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại tỉnh, hiện đangchuyên trách làm công tác lưu trữ, hoặc kiêm nhiệm làm công tác lưu trữ.
2. Áp dụng chế độ bồi dưỡng bằnghiện vật đối với cán bộ, công chức viên chức, chuyên trách làm công tác lưutrữ, hoặc kiêm nhiệm làm công tác lưu trữ, người lao động kể cả học sinh, sinh viênthực tập, học nghề, tập nghề trực tiếp tham gia thực hiện các công việc quyđịnh tại Điều 3 của bản Quy định này.
Chương II
ĐIỀU KIỆN HƯỞNG CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM, CHẾĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT VÀ CÁCH TÍNH CHI TRẢ
Điều 2. Điều kiện hưởng chếđộ phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Cán bộ, công chức, viên chức chuyêntrách làm công tác lưu trữ, hoặc kiêm nhiệm làm công tác lưu trữ (có quyết địnhphân công của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị):
1. Được hưởng mức 2 bằng hệ số 0,2/thángtính theo mức lương tối thiểu chung đối với việc thực hiện các công việc: lựachọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưutrữ.
2. Được hưởng mức 3 bằng hệ số 0,3/thángtính theo mức lương tối thiểu chung đối với việc thực hiện các công việc: khửtrùng tài liệu, tu sửa, phục chế tài liệu hư hỏng.
Điều 3. Điều kiện hưởng chếđộ bồi dưỡng bằng hiện vật:
Cán bộ, công chức, viên chức, chuyêntrách làm công tác lưu trữ, hoặc kiêm nhiệm làm công tác lưu trữ; người laođộng kể cả học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề:
1. Được hưởng mức 1 bằng 4.000 đồngcho một ngày làm việc thực tế đối với các công việc:
a) Phân loại, kiểm tra giá trịhồ sơ, tài liệu lưu trữ;
b) Lựa chọn để bảo quản và tiêu hủyhồ sơ tài liệu hết giá trị;
c) Phân nhóm đánh giá giá trị hồsơ, sắp xếp tài liệu lập hồ sơ mới, hệ thống hóa, mô tả phiếu tin;
d) Vận chuyển hồ sơ tài liệu lưutrữ;
đ) Chỉnh lý tài liệu hồ sơ lưutrữ;
e) Nhập dữ liệu, xây dựng côngcụ tra tìm hồ sơ tài liệu lưu trữ;
g) Sưu tầm bổ sung hồ sơ, tàiliệu lưu trữ;
h) Xử lý kỹ thuật hồ sơ tài liệulưu trữ;
i) Kiểm kê tài liệu lưu trữ;
k) Lựa chọn để công bố, giớithiệu hồ sơ tài liệu lưu trữ;
l) Kiểm kê, lựa chọn, bảo quảnxử lý kỹ thuật tài liệu lưu trữ ở các kho lưu trữ hiện hành.
2. Được hưởng mức 2 bằng 6.000 đồngcho một ngày làm việc thực tế đối với các công việc:
a) Tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ;
b) Vận hành, bảo quản, sửa chữa cácthiết bị kỹ thuật trong kho lưu trữ;
c) Xử lý tài liệu phim, ảnh ghiâm lưu trữ trong buồng kín;
d) Vệ sinh tài liệu, giá tủ đểtài liệu, nền tường kho lưu trữ.
3. Được hưởng mức 3 bằng 8.000 đồngcho một ngày làm việc thực tế đối với công việc: Khử trùng tài liệu lưu trữ.
Điều 4. Cách tính và nguồnkinh phí chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
1. Cách tính trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tínhtheo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếulàm việc dưới 04 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làmtừ 04 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểmđược trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảohiểm xã hội.
2. Nguồn kinh phí chi trả chế độphụ cấp độc hại, nguy hiểm:
a) Đối với cơ quan hành chínhnhà nước thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm chi trả từ nguồn kinh phí khoán chi củađơn vị.
b) Đối với đơn vị sự nghiệp do ngânsách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thì phụ cấp độc hại, nguy hiểmchi trả từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị.
c) Đối với đơn vị sự nghiệp cóthu đảm bảo một phần kinh phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộkinh phí hoạt động, thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm chi trả từ nguồn thu của đơnvị.
Điều 5. Chi bồi dưỡng bằnghiện vật
1. Đối với cơ quan hành chính sựnghiệp, việc chi trả bồi dưỡng bằng hiện vật được tính vào chi phí thườngxuyên;
2. Đối với đơn vị sản xuất, kinhdoanh, việc chi trả bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào giá thành sản phẩmhoặc phí lưu thông;
3. Đối với các đối tượng là học sinh,sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề trực tiếp tham gia thực hiện các côngviệc (quy định tại Điều 3 của bản Quy định này) thực tập tại cơ quan nào thì cơquan đó cấp kinh phí chi trả bồi dưỡng.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngànhcấp tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,thị xã, thành phố có sử dụng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữhoặc kiêm nhiệm công tác lưu trữ xét duyệt danh sách cho hưởng chế độ phụ cấpđộc hại, nguy hiểm; đối với chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật chỉ đạo cho bộ phậnchuyên môn theo dõi chấm công và xác định mức bồi dưỡng để chi trả theo Quyđịnh này.
2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chịu tráchnhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định về chế độ phụ cấp độc hại, nguyhiểm và chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Phụ cấp độc hại,nguy hiểm và chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được thực hiện từ ngày 05 tháng 8năm 2009.
Điều 8. Trong quá trìnhthực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị liên quankịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Ủyban nhân dân tỉnh) xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.