1. Thừa kế là gì?
Điều 626 BLDS quy định về quyền của người lập di chúc:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
2. Truất quyền thừa kế là gì?
Truất quyền có nghĩa là không cho hưởng cái quyền đáng được hưởng. Truất quyền thừa kế có thể hiểu là không cho hưởng quyền thừa kế. Nếu không có việc truất quyền này thì đương nhiên người đó sẽ được hưởng thừa kế.
Điều 648 Bộ luật dân sự có quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Người bị truất quyền hưởng di sản sẽ không được thừa kế dù họ có đầy đủ các điều kiện để hưởng di sản theo pháp luật.
3. Các trường hợp bị truất quyền thừa kế tài sản
Các trường hợp bị truất quyền thừa kế thường thuộc một trong hai trường hợp là truất quyền thừa kế theo di chúc và truất quyền thừa kế theo pháp luật. Sau đây là quy định chi tiết của mỗi trường hợp.
- Trường hợp bị người lập di chúc truất quyền thừa kế
Nguyên nhân bị truất quyền thừa kế theo di chúc là do người lập di chúc tự chỉ định người không được hưởng di sản. Có thể là do mâu thuẫn cá nhân, hoặc người thừa kế đó không tạo được niềm tin từ người lập di chúc.
- Trường hợp bị truất quyền thừa kế theo pháp luật
Trường hợp này có thể hiểu là việc bị tước quyền thừa kế tài sản của người chết. Nguyên nhân bị truất quyền thừa kế theo pháp luật là do người thừa kế phạm những lỗi sau:
– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản;
– Có hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người lập di chúc;
– Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm chiếm đoạt tài sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;
– Thực hiện giả mạo, sửa chữa di chúc, huỷ, che giấu di chúc nhằm hưởng di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên nếu người để lại di sản biết hành vi này và vẫn đồng ý cho họ hưởng di sản thì phải ghi rõ ràng trong di chúc.
4. Thủ tục truất quyền thừa kế
Thủ thục truất quyền thừa kế phải được thực hiện bằng văn bản và có người làm chứng. Văn bản đó thường là di chúc. Trong nội dung di chúc người để lại di sản ghi rõ việc phế truất quyền thừa kế của ai, sinh ngày tháng năm nào, đang sinh sống và làm việc ở đâu. Lý do truất quyền thừa kế của người đó là gì.
– Truất quyền trực tiếp: Theo cách này thì người lập di chúc sẽ nêu rõ trong di chúc truất một cá nhân được quyền thừa kế di sản của mình.
– Truất quyền gián tiếp: Người lập di chúc sẽ định đoạt phần di sản không chỉ định một cá nhân nhất định để nhận di sản. Nghĩa là người được quyền thừa kế theo pháp luật không có tên trong di chúc.
5. Tước quyền thừa kế là gì?
Khái niệm: Tước quyền thừa kế được hiểu là bao gồm người thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo di chúc. Người bị tước quyền thừa kế là người đáng lẽ được hưởng di sản thừa kế nhưng do vì có hành vi xâm phạm đến người để lại di sản , những hành vi này trái với quy định đạo đức và quy định của pháp luật.
6. Các trường hợp tước quyền thừa kế
Pháp luật quy định rõ về người bị tước quyền thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Theo đó, những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo luật hôn nhân gia đình và người để lại thừa kế có quan hệ ông, bà, cháu hoặc anh, chị, em.
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
7. Phân biệt giữa tước quyền thừa kế và truất quyền thừa kế
Chủ thể có quyền tước quyền thừa kế, truất quyền thừa kế:
Bị tước quyền thừa kế: Đó là những người đáng lẽ sẽ phải được hưởng di sản vì theo quy định của pháp luật dân sự thì họ là những người thừa kế của người đã chết hoặc đã được người đã chết lập di chúc cho họ hưởng di sản nhưng lại bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản vì có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức.
Truất quyền thừa kế: Người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản mà không cần phải nêu lý do.
Những chủ thể bị tước quyền thừa kế, truất quyền thừa kế:
Bị tước quyền thừa kế: Bao gồm những người thừa kế theo pháp luật và những người thừa kế theo di chúc.
Truất quyền thừa kế: Chỉ những người thừa kế theo pháp luật. Người đã chết lập di chúc truất quyền của những người thừa kế theo pháp luật bằng cách ghi rõ ý chí của bản thân trong di chúc là không cho người đó hưởng di sản.
Nội dung tước quyền thừa kế, truất quyền thừa kế:
Bị tước quyền thừa kế: Người bị tước quyền thừa kế sẽ không được hưởng di sản theo pháp luật như người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản, ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản,…, trừ người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc (tham khảo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015) hoặc không được hưởng di sản theo di chúc, kể cả những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Truất quyền thừa kế: Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc kể cả bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản thì vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trừ trường hợp họ từ chối nhận di sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản.
8. Những người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo Bộ luật dân sự 2015
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. Đây là những trường hợp người được hưởng thừa kế có hành vi nghiêm trọng đối với người để lại di sản, người này chỉ có thể tước quyền hưởng di sản khi các hành vi đã bị kết án.
– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Ví dụ một cụ già có con cái, nhưng lại bị con cái bỏ mặc không chăm sóc, nuôi dưỡng trong khi cụ già này có nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, một người chỉ có thể bị tước quyền hưởng di sản khi có đủ cơ sở để khẳng định họ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Nếu không có cơ sở này thì người liên quan vẫn được quyền hưởng di sản.
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng. Khác với trường hợp xâm phạm đến người để lại di sản, ở đây người thừa kế chỉ bị tước quyền hưởng di sản khi xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế và việc này nhằm hưởng một phần di sản. Cũng như trường hợp thứ nhất, người có các hành vi này phải bị “kết án” và phải là hành vi cố ý thì mới bị mất quyền hưởng di sản.
– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Từ chối nhận di sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015,” Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.” người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người khác. Khi từ chối nhận di được chấp nhận thì người đáng lẽ được hưởng di sản sẽ không được hưởng và do đó, những người thừa kế của người từ chối cũng không có quyền đối với khối tài sản đã bị từ chối.
Điều kiện để từ chối nhận di sản có hiệu lực:
– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia tài sản để biết.
– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
– Việc từ chối nhận di sản không thuộc trường hợp nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.