Người quản lý di sản thừa kế là gì? Quyền, nghĩa vụ người quản lý di sản

Người quản lý di sản là người trông coi, giữ gìn di sản thừa kế. Người quản lí di sản phải do người lập di chúc chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Bài viết phân tích và làm sáng tỏ quy định pháp luật về người quản lý di sản thừa kế:

1. Quy định chung về người quản lý di sản thừa kế

Trong trường hợp người lập di chúc không chỉ định và những người thừa kế chưa cử được người quản lí di sản, thì những người đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lí cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lí di sản.

Người quản lý di sản lập danh mục tài sản, thu hồi tài sản là di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu; bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt di sản dưới bất kì hình thức nào; thông báo về di sản cho những người thừa kế và giao lại tài sản cho những người thừa kế. Người quản lí di sản có các quyền: đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.

Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì người quản lý di sản là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Người quản lý di sản là gì?

Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

Khi lập di chúc người có tài sản có quyền chỉ định người quản lí di sản, phân chia di sản. Việc chia di sản thừa kế thường được tiến hành sau một thời gian kể từ ngày người để lại di sản chết. Vì vậy, việc có người quản lí di sản để hạn chế tài sản bị mất mát, hư hỏng là cần thiết. Trong trường hợp người có tài sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng khồng chỉ định người quản lí di sản thì những người thừa kế cử ra người để quản lí di sản thừa kế.

Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lí di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lí di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng quản lí di sản tiếp tục quản lí di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lí di sản.

Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kể và di sản chưa có người quản lí thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí.

2.1 Nghĩa vụ của người quản lý di sản

Theo quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự, người quản lí di sản thừa kế có những nghĩa vụ cơ bàn sau:

– Lập danh mục di sản, thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Bảo quản di sản, không được bán, ttao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác nểu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.

Người quản lí di sản thừa kế không phải là sở hữu chủ nên không có quyền định đoạt tài sản mà mình đang quản lí. Việc định đoạt những tài sản đó thuộc về những người thừa kể, do đó nếu muốn bán, ttao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp… thì phải được tất cả những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.

– Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế.

Nếu có nhiều người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật thì phải thông báo cho tất cả những người có quyền thừa kế để họ biết cụ thể về di sản thừa kế biết được quyền và nghĩa vụ của họ liên quan đến việc thừa kể.

– Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại.

Nghĩa vụ của người quản lí di sản là phải bảo quản tài sản, không làm hư hỏng, mất tài sản… Trường hợp người quản lí di sản có lỗi để di sản bị hao hụt, mất… thì phải bồi thường cho những người thừa kế.

– Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

Người quản lí di sản có quyền quản lí trong một thời gian nhất định theo thoả thuận của những người thừa kế. Trong trường hợp người lập di chúc chỉ định người quản lí di sản thì người này sẽ quản lí đến khi nào tất cả những người thừa kế yêu cầu chuyển di sản để họ chia nhau, người quản lí di sản phải giao lại theo yêu cầu của họ. Mục đích cử người quàn lí di sản là để tránh sự mất mát, hư hỏng và có người bảo quản tài sản khỉ chưa chia.

2.2 Quyền của người quản lí di sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 618 Bộ luật dân sự năm 2015, người quản lí di sản theo thoả thuận hoặc do người lập di chúc cử ra có các quyền sau:

– Đại diện cho những người thừa kế ừong quan hệ với người thứ ba liên quan đển di sản thừa kế.

Người quản lí di sản thực tế là người đại diện của những người thừa kế ữong việc thu hồi, bảo quản, thanh toán các nghĩa vụ liên quan đến tài sản đổi với người thứ ba.

– Được hưởng thù lao theo thóả thuận với những người thừa kể.

Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lí di sàn quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật dân sự có các quyền sau:

– Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế.

– Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.

– Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

– Trường hợp không đạt được thoả thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lí di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lí.

Quyền của người quản lí di sản theo quy định tại Điều 618 Bộ luật dân sự đã bảo đảm quyền và lợi ích cơ bản của người quản lí di sản trong việc thanh toán chi phí bảo quản di sản. Từ thời điểm mở thừa kế, cho đến khi di sản thừa kế được chia cho những người thừa kế có quyền hưởng hoặc theo di chúc hoặc theo pháp luật là một khoảng thòi gian nhất định. Vì vậy, việc quản lí di sản thừa kế chưa chia là cần thiết, tránh mất mát, hao hụt, hư hỏng. Nhằm bảo quản di sản thừa kế chưa chia, người quản ỉí di sản có thể tìm những giải pháp tốt nhất để bảo quản di sản như mua sắm vật liệu che mưa, che nắng, bảo quản tránh hư hỏng, hao hụt, tiêu huỷ theo thời gian trong môi trường cụ thể hoặc phải thuê kho, thuê mặt bằng để tập kết và bảo quản di sản là những động sản, xây dựng hàng rào để bảo quản nhà cửa, bảo vệ vật nuôi, bảo quản cây trồng và những tài sản thuộc di sản thừa kế… Vì vậy, pháp luật quy định người quản lí di sản được hoàn trả chi phí hợp lí để bảo quản di sản (khoản 3 Điều 618 Bộ luật dân sự).

3. Quy định về phân chia di sản thừa kế

3.1 Phân chia di sản theo di chúc

Việc phân chia di sản theo di chúc được quy định tại Điều 659 BLDS, cụ thể:

– Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

– Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

3.2 Phân chia di sản theo pháp luật

Việc phân chia di sản theo pháp luật được quy định tại Điều 660 BLDS, cụ thể:

– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

4. Quy định về nghĩa vụ của người chết để lại

Nghĩa vụ của người chết để lại thường phát sinh từ việc vay, mượn, bồi thường thiệt hại… tiền phạt, tiền thuế của người đó trước khi chết và chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng, chi phí cho việc bảo quản di sản.

Lưu ý trường hợp: Người để lại di sản có con với người khác nhưng không chăm sóc nuôi dưỡng người con này; Thực tiễn xét xử thường người cha có trách nhiệm hoàn trả một khoản tiền cho người mẹ tương đương với trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng của họ. Vì vậy cần trích ra khoản cần hoàn trả này khi chia di sản thừa kế.

4.1 Trường hợp hạn chế phân chia di sản

Theo quy định tại Điều 661 BLDS, trong trường hợp theo ý chí của người lập di chức hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mói được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

4.2 Xác định thời điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 611 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”

Lưu ý: Việc xác định thời điểm cá nhân chết thường căn cứ vào giấy chứng tử, tuy nhiên nhiều trường hợp thực tiễn xét xử còn căn cứ vào ngày trên bia mộ hay tập quán địa phương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *