Giai đoạn tố tụng mà Luật sư có thể tham gia
Luật sư bào chữa tham gia tố tụng vào giai đoạn điều tra. Theo Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì:
- Thời điểm luật sư bào chữa tham gia tố tụng là từ khi khởi tố bị can.
- Trường hợp bắt, tạm giữ người thì Luật sư tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
- Đối với trường hợp cần giữ bí mật điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Như vậy, thời điểm sớm nhất Luật sư có thể tham gia tố tụng là ngay từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra.
Người bào chữa có quyền đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa. (Căn cứ điểm l khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
Để bảo đảm thực hiện quyền đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án của người bào chữa, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án tại Điều 82.
Như vậy, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án. Người bào chữa có quyền đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu bằng các phương tiện điện tử nhưng không được đưa hồ sơ vụ án ra khỏi nơi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để sao chụp tài liệu.
Những việc Luật sư cần làm khi tiếp cần hồ sơ vụ án hình sự
Khi nhận hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đọc, ghi chép, sao chụp, người bào chữa phải kiểm tra tài liệu, bút lục có trong hồ sơ được giao.
Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người bào chữa cố ý để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy theo nguyên nhân và bối cảnh xảy ra sự việc, nếu về mặt chủ quan cố ý thực hiện các hành vi nêu trên thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc theo quy định tại Điều 375 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Luật sư tiếp cận hồ sơ vụ án hình sự
Ý nghĩa của việc tiếp cận hồ sơ vụ án hình sự
- Giúp Luật sư nắm được nội dung sự việc để đưa ra những căn cứ pháp lý, lập luận sắc bén trong vụ án.
- Giúp Luật sư biết được tất cả các tình tiết có liên quan đến vụ án, biết được hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có đúng hay không.
Những vấn đề Luật sư giải quyết được khi xuất hiện trong vụ án hình sự
Khi có sự xuất hiện của Luật sư trong vụ án hình sự Luật sư giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mình. Cụ thể:
- Khi thân chủ trong vụ án hình sự không hiểu biết hết về hành vi phạm tội, tính chất mức độ, việc giải quyết của cơ quan tố tụng. Thân chủ không tự trình bày được các luận điểm hay tranh luận với các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Luật sư giúp thân chủ nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho thân chủ của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc.
- Giúp cho thân chủ yên tâm, bình tĩnh đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý.
- Giúp cho thân chủ đưa ra định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án
- Gặp gỡ làm việc với cơ quan tố tụng để bảo vệ thân chủ xử đúng pháp luật cho thân chủ.
- Luật sư gặp trực tiếp thân chủ trong trại tạm giam hoặc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng hỏi cung để làm sáng tỏ vụ án
- Trực tiếp bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa
- Đối với vụ án hình sự, Luật sư càng vào sớm sẽ có tác dụng trong việc chứng minh sự thật khách quan khi hồ sơ chưa bị khép, cơ quan điều tra đang chứng minh, làm sáng tỏ tình tiết, hành vi, nội dung vụ án. Hạn chế tối đa nhất việc oan, sai hoặc áp dụng hình phạt quá nặng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Điều quan trọng giúp cho thân chủ tránh tối đa lãng phí chi phí không cần thiết và đạt được hiệu quả tối đa trong khi giải quyết công việc.
Luật sư giải quyết vụ án hình sự