Việt Nam là một những nước thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài việc tốc độ tăng số dự án mới lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng vốn đầu tư, cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam để đưa ra các quyết định đầu tư mới. Để kinh doanh sản xuất ở Việt Nam doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí theo quy định của pháp luật, trong đó có hoàn thành giấy phép kinh doanh. Đọc bài bên dưới để hiểu hơn về giấy phép kinh doanh!
Điều kiện xin cấp giấy phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa (giấy phép kinh doanh) (ĐIỀU 9 NĐ 09/2018)
– Trường hợp 1
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
– Trường hợp 2
a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP;
+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
b) Ngoài ra Doanh nghiệp còn phải đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
– Trường hợp 3
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ gồm:
Bản giải trình có nội dung:
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Giấy phép kinh doanh) lập 01 bộ hồ sơ gửi đến Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy phép kinh doanh.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Với đội ngũ Luật sư tận tâm, chuyên nghiệp và đặc biệt luôn tự tin về bề dày kinh nghiệm Luật sư vpls24h đã giải quyết tranh chấp, hoà giải thành công các vụ việc liên quan đến đất đai hôn nhân gia đình.
Luật sư Từ Tiến Đạt hiện kiêm nhiệm Phó Trưởng phòng Thanh Tra Viện nghiên cứu pháp luật Phía Nam, là Luật sư và Phóng viên Tạp chí Luật sư, Tạp Chí Pháp luật là chuyên gia trong lĩnh vực nhà đất với trên 22 năm kinh nghiệm chuyên sâu về tranh chấp nhà đất và tư vấn doanh nghiệp.
Tham khảo bài viết bên dưới:
Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài