Luật sư uy tín về đất đai tỉnh Tiền Giang và Thành phố hồ Chí Minh

Tranh chấp quyền sử dụng đất xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nhưng chủ yếu do nguyên nhân khách quan tác động của cơ chế thị trường làm cho giá  trị đất tăng cao. Do nguyên nhân chủ quan về chính sách, pháp luật đất đai ở Việt Nam thường xuyên sửa đổi, bổ sung. Công tác quản lý nhà nước về đất đai có lúc, có nơi còn bị buông lỏng. Hồ sơ địa chính được thiết lập không đúng, không đầy đủ, không đồng bộ và bị thất lạc. Nhiều địa phương không thực hiện đúng trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), dẫn đến có việc cấp GCNQSDĐ chồng lấn, diện tích đất không đúng thực tế sử dụng, người sử dụng đất lấn chiếm đất trái phép, sử dụng đất không đúng ranh giới, mốc giới đất của mình…

Bên cạnh những vụ án tranh chấp quyền sử dụng diện tích đất lớn, đất có giá trị cao cũng còn không ít những vụ án tranh chấp xảy ra khi các bên đương sự đều đang quản lý, sử dụng diện tích đất rất lớn, đã được UBND xã phường tổ chức hòa giải nhiều lần nhưng chỉ vì những chấp trách nhỏ nhặt trong cuộc sống, tính hơn thua, không nhường nhịn mà khởi kiện nhau ra Tòa để tranh chấp đất ranh giới. Giải quyết tranh chấp này, Tòa án các cấp phải mất rất nhiều công sức, thời gian. Đương sự phải vất vả đi lại tham gia giải quyết, có vụ còn phải chịu số tiền chi phí tố tụng gấp nhiều lần giá trị đất tranh chấp. Sau mỗi vụ án mối quan hệ tình cảm gia đình, hàng xóm giữa các đương sự đều bị ảnh hưởng, như các vụ án nêu sau đây:

Ông Nguyễn Văn A có một ngôi nhà ở Cai Lậy. Đến năm 2015 thì ông Nguyễn Quốc B có mua một mảnh đất sát nhà ông A và cho xây dựng nhà ở. Tuy nhiên sau khi công trình xây nhà của ông B hoàn tất thì ông A phát hiện và cho rằng ông B đã xây dựng nhà lấn ranh nhà ông A là 5 tấc đất. Hỏi Luật sư trường hợp như vậy thì làm sao để lấy lại phần đất của tôi, thủ tục như thế nào?

 

Luật sư trả lời câu hỏi của anh như sau:

Theo quy quy định tại khoản 1, điển a,b khoản 2 Điều 3 Nghị định  91/2019/NĐ-CP Ban hành ngày  19 tháng 11 năm 2019 thì lấn đất là  “1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

  1. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
  3. b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;”

Như vậy, hành vi của Ông Nguyễn Quốc B trong trường hợp này được xem làm hành vi lấn chiếm đất. Bên cạnh đó, hành vi lấn đất có thể bị xử phạt vị phạm hành chính theo Điều 14  Lấn, chiếm đất 3 Nghị định  91/2019/NĐ-CP

1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  1. a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

Qua đó, anh muốn đòi lại phần đất bị lấn chiếm cần thực hiện các thủ tục như sau: Bước đầu tiên là hòa giải tại cơ quan chức năng

Thủ tục hòa giải cơ sở

Khoản 3, 4 Điều 202 Luật Đất Đai 2013 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác”.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Đối với các trường hợp hòa giải nhiều lần nhưng không thành thì sẽ được giải quyết theo thủ tục khởi kiện tại tòa. Hồ sơ và thủ tục khởi kiện được quy định như sao:

Hồ sơ khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật

Đơn khởi kiện

Tài liệu, chứng cứ kèm theo

Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…)

Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm

Để buộc người lấn chiếm trả lại đất, người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp như sau:

Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có đất bị lấn chiếm giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định

Tòa ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí khi hồ sơ hợp lệ

Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí rồi nộp lại biên lai cho Tòa

Tòa án ra quyết định thụ lý và tiến hành thủ tục cần thiết để giải quyết.

 

Trên đây là bài viết Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm. Văn phòng Luật sư Đạt Điền chuyên tư vấn các thủ tục tranh chấp đất đai. Tư vấn hôn nhân và gia đình tại Tp. Hồ Chí Minh và Bình Tân. Liên hê: 0966 456 678 (luật sư Đạt)