Cưỡng đoạt tài sản là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, hành vi này thực hiện do lỗi cố ý nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác.
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thực tế áp dụng, có không ít trường hợp nhầm lẫn giữa hai hành vi cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, mức xử phạt áp dụng với hai hành vi này cũng khác nhau.
Theo đó, điểm khác biệt nổi bật giữa cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản là hành vi cướp tài sản thì đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực còn cưỡng đoạt tài sản mới chỉ đe dọa tương lai sẽ dùng vũ lực nếu bị hại không trao tài sản.
2. Cưỡng đoạt tài sản từ bao nhiêu tiền thì bị xử lý hình sự?
Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định cụ thể tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, trong đó khoản 1 Điều này nêu:
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định nêu trên, có thể thấy hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc của tội phạm này. Nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng chỉ cần có ý thức chiếm đoạt tài sản, đồng thời đã có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác để buộc người quản lý tài sản giao tài sản thì khi đó tội phạm đã hoàn thành.
Điều này cũng có nghĩa, người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản chỉ cần có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để uy hiếp nhằm chiếm đoạt tài sản đã có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản mà không cần xác định số tiền người này chiếm đoạt được là bao nhiêu hay thậm chí là đã lấy được tài sản hay chưa.
Trường hợp gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn.
3. Cưỡng đoạt tài sản đi tù nhiều nhất bao nhiêu năm?
Điều 170 Bộ luật Hình sự quy định 04 khung hình phạt áp dụng với Tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
Khung hình phạt |
Mức phạt |
Hành vi phạm tội |
01 |
Phạt tù từ 01 – 05 năm |
Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản |
02 |
Phạt tù từ 03 – 10 năm |
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: – Có tổ chức; – Có tính chất chuyên nghiệp; – Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 – dưới 200 triệu đồng; – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; – Tái phạm nguy hiểm. |
03 |
Phạt tù từ 07 – 15 năm |
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng; – Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. |
04 |
Phạt tù từ 12 – 20 năm |
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên; – Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. |
Theo bảng trên, có thể thấy mức phạt tù cao nhất của Tội cưỡng đoạt tài sản là từ 12 – 20 năm tù.
Trên đây là giải đáp về vấn đề cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị truy tố? Nếu có thắc mắc về các quy định liên quan, bạn đọc liên hệ