Công văn hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành Y tế

Luật Đạt Điền giới thiệu 10 công văn của các bộ ngành hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại theo các ngành nghề qua các năm để quý khách hàng tìm hiểu, tham khảo và vận dụng phù hợp với quy định pháp luật thực tiễn:

1. Công văn 6608/BYT-TCCB của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành Y tế

BỘ Y TẾ
——-
Số: 6608/BYT-TCCB
V/v: Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2005
Kính gửi:
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế
Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Sau khi có thỏa thuận của Bộ Nội vụ tại công văn số 2064/BNV-TL ngày 12 tháng 8 năm 2005 về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế; Bộ Y tế hướng dẫn như sau:
1. Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng:
a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với những người:
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo;
– Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả;
– Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng làm thị trường;
– Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.
b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người:
– Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thu hở có mùi hôi thối ở các bệnh viện chuyên khoa hoặc ung thư của bệnh viện đa khoa;
– Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ);
– Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, xuất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tủy;
– Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II; Bệnh nhân bỏng từ độ II trở lên và có diện tích bỏng 8% đối với trẻ em và 15% đối với người lớn;
– Trực tiếp giữ giống, chủng loại vi sinh vật, ký sinh trùng trên động vật và chăn nuôi súc vật đã tiêm cấy vi trùng gây bệnh;
– Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần cáo cho bệnh nhân;
– Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân;
– Thường xuyên làm công tác vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét phải tiếp xúc với môi trường phân, nước thải, rác, hơi khí độc;
– Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hóa chất độc để xử lý sát trùng);
– Làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ký sinh trùng;
– Pha chế thuốc độc bảng A và thủ kho hóa chất;
– Pha chế huyết thanh, văcxin trong phòng kín và hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị.
c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với những người:
– Giải phẫu bệnh lý;
– Trực tiếp làm xét nghiệm vi sinh (vi rút, vi trùng);
– Chiết xuất dược liệu độc bảng A;
– Thường xuyên sử dụng các hóa chất độc mạnh mà trong môi trường làm việc vượt quá tiêu chuẩn quy định như sau:
– Axit Sulfuric (H2SO4) vượt quá đậm độ 0,01mg/lít không khí;
+ Benzol vượt quá đậm độ 0,05mg/lít không khí;
+ Toluen vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí;
+ Xynol vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí;
– Sản xuất các chất hấp phụ dùng cho phân tích sắc ký như Silicazen các ống chuẩn độ (dung dịch mẹ).
d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người:
– Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả các xét nghiệm Hansen;
– Chiếu chụp, điện quang;
– Mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác;
– Dùng các chất phóng xạ Radium, Cobalt để khám chữa bệnh;
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh);
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa;
– Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y.
2. Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế nêu tại điểm 1 công văn này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Cách tính và nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ: KH-TC, Đtr,
– Lưu VP, TCCB.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

2. Công văn 3996/LĐTBXH-TL chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm trạm quản lý đường

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Số 3996/LĐTBXH-TL
V/v chế độ phụ cấp độc hại,
nguy hiểm đối với trạm
quản lý đường sông

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2003

Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải

Trả lời công văn số 2702/GTVT-TCCB ngày 27/6/2003 về việc ghi tại trích yếu, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 11341/TC-PC ngày 31/10/2003 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1/ Thoả thuận áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 0,2 so với lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công nhân viên trực tiếp quản lý các trạm quản lý đường sông:

+ Trạm cửa Đối thuộc đảo Cống Đông huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh;

+ Trạm Thắng Lợi thuộc đảo Cống Tây, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh;

+ Trạm Cô Tô thuộc đảo Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh;

+ Trạm Cái Rồng thuộc đảo Cái Bầu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh;

+ Trạm Cát Bà thuộc đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng.

+ Trạm Duyên Hải thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

Cách tính chế độ phụ cấp nêu trên theo quy định tại Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7/7/1993 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

2/ Đối với các trạm quản lý đường sông còn lại đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Đường sông Việt Nam tiến hành đánh giá và xác định mức độ độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7/7/1993 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm để làm cơ sở đề nghị xem xét, giải quyết.

3/ Chế độ phụ cấp nêu tại điểm 1 trên được thực hiện từ ngày 01/11/2003.

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện theo đúng thoả thuận tại công văn này./.

KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Lê Duy Đồng

3. Công văn 1416/SNV-QLVTLT chế độ phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ NỘI VỤ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 1416/SNV-QLVTLT
Về chế độ phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2009

Kính gửi:

– Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố;
– Ủy ban nhân dân quận – huyện.

Qua kiểm tra, khảo sát tình hình thựchiện công tác quản lý văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị theo đó các cơquan, đơn vị quan tâm thực hiện chế độ phụ cấp độc hại đối với cán bộ làm côngtác lưu trữ. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị còn lúng túng trong việc thựchiện, cũng như chưa áp dụng chế độ phụ cấp độc hại này cho cán bộ, công chức, viênchức.

Sau khi có ý kiến góp ý của Sở Tài chínhtại Công văn số 10876/STC-HCSN ngày 06 tháng 11 năm 2009, Sở Nội vụ hướng dẫncác cơ quan, đơn vị thực hiện chi phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật đốivới cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ như sau:

1. Phụ cấp độc hại:

Việc chi phụ cấp độc hại đối với côngchức, viên chức làm công tác lưu trữ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chếđộ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức; Công văn số 2939/BNV-TL ngày 04 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc phụ cấp độc hại, nguyhiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành lưu trữ:

a) Đối tượng áp dụng:

Cơ quan, đơn vị có tổ chức, bố trí vàhoạt động kho lưu trữ, có phân công, bố trí cán bộ, công chức, viên chức làm côngtác lưu trữ (kể cả kiêm nhiệm); cán bộ, công chức, viên chức, những người trongthời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước vàđơn vị sự nghiệp của Nhà nước, trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộccơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

b) Mức phụ cấp: Mức phụ cấp độc hạiđược tính theo mức lương tối thiểu chung.

– Mức 2, hệ số 0,2 tính theo mức lươngtối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc lựachọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưutrữ (hệ số 0,2 x mức lương tối thiểu hiện hành);

– Mức 3, hệ số 0,3 tính theo lương tốithiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công việc khử trùng tài liệu, tusửa phục chế tài liệu hư hỏng (hệ số 0,3 x mức lương tối thiểu hiện hành).

c) Cách tính trả phụ cấp:

Phụ cấp độc hại được tính theo thờigian thực tế làm việc tại kho lưu trữ; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì đượctính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cảngày làm việc.

Như vậy, các trường hợp được phâncông, bố trí làm công tác lưu trữ (kể cả kiêm nhiệm) mà có thời gian làm việctại kho theo quy định nêu trên thì thuộc đối tượng áp dụng mức phụ cấp này.

Phụ cấp độc hại được trả cùng kỳ lươnghàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

d) Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụcấp độc hại:

Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vịđược ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sáchnhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách đượcgiao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;

Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiệnchế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hànhchính đối với cơ quan nhà nước và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thựchiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính, đối với đơn vị sự nghiệp công lập, phụ cấp độc hại, nguyhiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí quản lý hành chính giao đểthực hiện chế độ tự chủ và nguồn tài chính được giao tự chủ.

đ) Thời gian hưởng:

Chế độ phụ cấp độc hại đối với cán bộ,công chức, viên chức làm công tác lưu trữ được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng10 năm 2004 (theo quy định của Thông tư số 07/2005/TT-BNV ) Những trường hợpcán bộ, công chức, viên chức được phân công, bố trí làm công tác lưu trữ saungày 01 tháng 10 năm 2004 sẽ được hưởng kể từ ngày phân công, bố trí.

2. Về hưởng chế độ bồi dưỡng bằnghiện vật đối với ngành lưu trữ:

Cán bộ, công chức, viên chức làm côngtác lưu trữ được hưởng chế độ phụ cấp tại mục 1 của Công văn này còn được hưởngchế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với ngành lưu trữ theo Công văn số 758/VTLT-TCCBngày 13 tháng 11 năm 2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước – Bộ Nội vụ vềviệc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với ngành lưu trữ. Cụ thể:

a) Mức 3: 8.000 đồng, ápdụng cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế đối với công việc khử trùng tài liệulưu trữ.

b) Mức 2: 6.000 đồng, ápdụng cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế đối với các công việc:

– Tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ;

– Vận hành, bảo quản, sửa chữa các thiếtbị kỹ thuật trong kho lưu trữ;

– Xử lý tài liệu phim, ảnh ghi âm lưutrữ trong buồng kín;

– Vệ sinh tài liệu, giá tủ để tài liệu,nền tường kho lưu trữ.

c) Mức 1: 4.000 đồng, ápdụng cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế đối với các công việc:

– Phân loại, kiểm tra giá trị hồ sơtài liệu lưu trữ;

– Lựa chọn để bảo quản và tiêu hủy hồsơ tài liệu hết giá trị;

– Phân nhóm đánh giá giá trị hồ sơ,sắp xếp tài liệu lập hồ sơ mới, hệ thống hóa, mô tả phiếu tin;

– Vận chuyển hồ sơ tài liệu lưu trữ;

– Chỉnh lý tài liệu hồ sơ lưu trữ;

– Nhập dữ liệu, xây dựng công cụ tratìm hồ sơ tài liệu lưu trữ;

– Sưu tầm bổ sung hồ sơ tài liệu lưutrữ;

– Xử lý kỹ thuật hồ sơ tài liệu lưutrữ;

– Kiểm kê tài liệu lưu trữ;

– Lựa chọn để công bố, giới thiệu hồsơ tài liệu lưu trữ;

– Kiểm kê, lựa chọn, bảo quản xử lýkỹ thuật tài liệu lưu trữ ở các kho lưu trữ hiện hành.

Việc chi chế độ bồi dưỡng bằng hiệnvật đối với cán bộ làm công tác lưu trữ thực hiện theo quy trình: lịch công tác,chấm công (ngày giờ công), theo dõi công tác và có xác nhận của cán bộ quản lýtrực tiếp.

Trên đây là hướng dẫn của Sở Nội vụvề chi phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân quận-huyệnkịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phốxem xét, giải quyết.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Ủy ban nhân dân thành phố (để báo cáo);
– Sở Tài chính;
– Sở Tư pháp;
– Giám đốc SNV (để báo cáo);
– Các cơ quan, đơn vị, phòng thuộc Sở
– Lưu: VT, Phòng QLVTLT(3b). P.130b

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Lâm Trung Nhân

4. Công văn 1971/TCT-TNCN phụ cấp độc hại, nguy hiểm khi xác định thuế thu nhập

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1971/TCT-TNCN
V/v phụ cấp độc hại, nguy hiểm khi xác định thuế TNCN của người nước ngoài.

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2011

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4823/CT-TTr ngày 12/5/2011 của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phản ánh vướngmắc về việc xác định phụ cấp độc hại, nguy hiểm của người nước ngoài được trừkhi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối vớicác kỹ sư nước ngoài tại Công ty Liên doanh Dung dịch khoan M-I Việt Nam (Côngty M-I). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Tại điểm 4.1.8 Mục I Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháplệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có hướng dẫn về các khoản chibằng tiền được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN: “Mức chi các khoản phụcấp bằng tiền được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền và phù hợp vớichế độ quản lý tài chính hiện hành. Đối với người nước ngoài, số tiền phụ cấpđược xác định trên cơ sở tiền lương cơ bản ghi trong hợp đồng lao động và mức phụcấp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định chung cho mọi đối tượng”.

2. Tại công văn số 4337/LĐTBXH-TLngày 14/12/2004 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời Tổng Công ty Dầukhí Việt Nam (hiện nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) về chế độ phụ cấpđộc hại, nguy hiểm: “Thỏa thuận để Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam áp dụng phụcấp độc hại, nguy hiểm mức 4, hệ số 0,4 so với mức lương tối thiểu chung đốivới kỹ sư dung dịch khoan của Công ty liên doanh M-I Việt Nam trong những ngàylàm việc trên các giàn khoan trên biển. Cách tính chế độ phụ cấp độc hại, nguyhiểm theo quy định tại Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 07/7/1993 hướng dẫn thựchiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

3. Qua nghiên cứu “Hợp đồng dịch vụkỹ thuật dung dịch khoan” ký ngày 18/12/2001 giữa Công ty liên doanh dung dịchkhoan M-I Việt Nam với kỹ sư George David Charles Seator, hộ chiếu số 740166993(Anh), Tổng cục Thuế thấy rằng đây là Hợp đồng dịch vụ (Tại Chương V, Chương Xđều khẳng định kỹ sư với tư cách là nhà thầu độc lập) không phải là Hợp đồnglao động. Vì vậy, số tiền Công ty M-I trả cho kỹ sư theo hợp đồng là tiền thanhtoán dịch vụ, không phải là tiền lương, tiền công và các cá nhân người nướcngoài này không là kỹ sư dung dịch khoan của công ty nên không được tính sốtiền phụ cấp độc hại, nguy hiểm trên số tiền thanh toán dịch vụ hoặc được trừsố tiền phụ cấp độc hại, nguy hiểm khỏi số tiền thanh toán dịch vụ khi xác địnhthu nhập chịu thuế để tính thuế TNCN.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuếbiết và thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Công ty liên doanh dung dịch khoan M-I Việt Nam;
– Vụ Pháp chế (TCT (2b));
– Lưu: VT, TNCN.

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Bùi Văn Nam

5. Công văn 4337/LĐTBXH-TL chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 4337/LĐTBXH-TL
V/v Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2004

Kính gửi: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam

Trả lời công văn số 2923/CV-LĐTL ngày 03/12/2004 của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam về việc ghi ở trích yếu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Thoả thuận để Tổng công ty Dầu khí Việt Nam áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 4, hệ số 0,4 so với mức lương tối thiểu chung đối với kỹ sư dung dịch khoan của Công ty liên doanh M-I Việt Nam trong những ngày làm việc trên các giàn khoan trên biển. Cách tính chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7/7/1993 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Đề nghị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam hướng dẫn thực hiện theo đúng thoả thuận nêu trên./.

KT.. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Lê Duy Đồng

6. Công văn 4308/LĐTBXH-TLphụ cấp độc hại, nguy hiểm

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 4308/LĐTBXH-TL
V/v Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2004

Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh

Trả lời công văn số 2210/LĐTBXH-CSLĐ ngày 26/11/2004 của quý Sở về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp và Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7/7/1993 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm chỉ áp dụng đối với những người làm việc ở một số nghề hoặc công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm nhưng chưa được xác định trong mức lương.

Đối với công nhân làm nghề sửa chữa ô tô thuộc ngành xăng dầu đang xếp nhóm II, thang lương A1 (cơ khí, điện tử, tin học) của hệ thống thang lương công nhân sản xuất ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ thì trong mức lương đã bao gồm yếu tố độc hại, nguy hiểm, vì vậy không thuộc đối tượng áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước./.

TL/ BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VỤ TRƯỞNG VỤ TIỀN LƯƠNG – TIỀN CÔNG




Phạm Minh Huân

7. Công văn 3417/BNV-TL chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với viên chức Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Bình Phước

BỘ NỘI VỤ
———

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-

Số: 3417/BNV-TL
V/v chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với viên chức Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Bình Phước

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2008

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước

Trả lời công văn số 2477/UBND-VX ngày 18/8/2008của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước về việc áp dụng chế độ phụ cấp độc hại,nguy hiểm đối với viên chức Đài Phát thanh – truyền hình tỉnh Bình Phước; saukhi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 12212/BTC-PC ngày 15/10/2008 vàBộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại công văn số 3563/LĐTBXH-LĐTL ngày03/10/2008, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:

1. Thoả thuận để viên chức làm những nghề, côngviệc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm nhưsau:

a) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với viên chứctrực tiếp làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

– Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng cột ăng ten phátthanh, phát hình cao từ 100m trở lên.

– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát hình,phát thanh FM có tổng công suất từ 40KW trở lên hoặc có tổng công suất từ 20KWtrở lên đặt trên núi cao trên 1000m.

b) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với viên chứctrực tiếp làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

– Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng cột ăng ten phátthanh, phát hình cao từ 30m đến dưới 100m.

– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát hình,phát thanh FM có tổng công suất từ 10KW đến dưới 40KW.

c) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với viên chứctrực tiếp làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

– Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng cột ăng ten phátthanh, phát hình cao dưới 30m.

– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sảnxuất chương trình phát thanh, truyền hình.

– Sửa chữa, bảo dưỡng máy phát hình, phát thanhFM có tổng công suất từ 500W đến dưới 10KW.

– Lắp đặt, sửa chữa thiết bị phát thanh, pháthình.

– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cungcấp điện cho Đài phát thanh, phát hình và Trung tâm sản xuất chương trình.

– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị ở cáctrạm phát thanh, phát hình vi ba trên núi.

– Vận hành thiết bị điều hoà trung tâm có côngsuất từ 10.000BTU trở lên.

– Vận hành thiết bị sản xuất chương trìnhtruyền hình.

– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị trongtrung tâm thông tin (điều hành hệ thống server truyền dẫn, phát sóng)

– Quản lý kho băng tư liệu phát thanh, truyềnhình.

– Phát thanh viên đài phát thanh, truyền hình.

2. Thời điểm hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguyhiểm đối với các đối tượng quy định tại điểm 1 nêu trên được thực hiện kể từngày 01/10/2008.

3. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả chế độphụ cấp độc hại, nguy hiểm quy định tại công văn này thực hiện theo hướng dẫntại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thựchiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ, đề nghị Uỷban nhân dân tỉnh Bình Phước thực hiện./.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ TIỀN LƯƠNG




Đoàn Cường

8. Công văn 3400/BNV-TL chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức

BỘ NỘI VỤ
——

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———

Số: 3400/BNV-TL
V/v chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2008

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ ChíMinh

Trả lời công văn số 5831/UBND-VX ngày 16/9/2008của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc áp dụng chế độ phụ cấp độchại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức Trung tâm Nghiên cứu và Phát triểnNông nghiệp Công nghệ cao thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thànhphố Hồ Chí Minh; sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 12347/BTC-PC ngày 17/10/2008 và của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại côngvăn số 3911/LĐTBXH-LĐTL ngày 27/10/2008. Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:

1. Đồng ý để cán bộ, viên chức làm việc ở nơitiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc (thường xuyên tiếp xúc với dung môi vàhóa chất độc hại như thuốc trừ sâu diệt nấm …) của Trung tâm Nghiên cứu vàPhát triển Nông nghiệp Công nghệ cao thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Côngnghệ cao thành phố Hồ Chí Minh được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 1, hệsố 0,1 mức lương tối thiểu chung.

2. Thời điểm hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguyhiểm đối với các đối tượng quy định tại điểm 1 nêu trên được thực hiện kể từngày 01/10/2008.

3. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả chế độphụ cấp độc hại, nguy hiểm quy định tại công văn này thực hiện theo hướng dẫntại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thựchiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ, đề nghị Uỷban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện./.

BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Thăng

9. Công văn 3426/BNV-TL chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm bồi dưỡng bằng hiện vật

BỘ NỘI VỤ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 3426/BNV-TL
V/v chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2005

Kínhgửi: Bộ Văn hóa – Thông tin.

Trả lời công văn số 4358/BVHTT-TCCBngày 26/10/2005 của Bộ Văn hóa – Thông tin về việc thực hiện chế độ phụ cấp độchại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, viên chức ngành vănhóa – thông tin; sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 14517/BTC-PCngày 16/11/2005, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:

1. Thỏa thuận áp dụng mức phụ cấpđộc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành văn hóa – thông tin như sau:

a) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối vớidiễn viên xiếc uốn dẻo, đế trụ, nhào lộn và xiếc biểu diễn trên cao.

b) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối vớinhững người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:

– Múa ballet, múa cổ truyền và diễnviên tuồng;

– Nhạc hơi, nhạc trưởng (chỉ huy);

– Diễn viên rối nước;

– Diễn viên xiếc;

– Dậy thú xiếc;

– Khảo sát, khai quật khảo cổ;

– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡngthiết bị kỹ thuật trong nhà hầm của bảo tàng.

c) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối vớinhững người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:

– Vận hành máy in ôpsét, typô, máyxén, kẻ giấy;

– Sửa chữa cơ điện, các máy côngcụ, máy in, xén;

– Tráng mạ, phơi và sửa bản kẽm;

– Chụp ảnh, truyền phim sang bảnkẽm;

– Sắp chữ điện tử;

– Pha chế bảo quản các loại hóachất;

– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡngthiết bị sản xuất phim;

– Dựng cảnh, làm khói lửa trongphim;

– Tráng phim, rửa ảnh;

– Dựng nhà bạt, rạp xiếc lưu động,nhà trưng bày triển lãm;

– Chăm sóc, nuôi dưỡng thú xiếc;

– Làm con rối;

– Nhạc công trong các dàn nhạc, độinhạc;

– Diễn viên chèo, cải lương, dânca, kịch, điện ảnh và ca sĩ chuyên nghiệp;

– Hướng dẫn khách thăm quan bảotàng Hồ Chí Minh;

– Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuậtcác hiện vật, tài liệu, sách báo, phim, ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thưviện và viện lưu trữ;

– Tu sửa, phục chế tài liệu, hiệnvật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;

– Mộc chạm các công trình di tíchlịch sử, tạc tượng và điêu khắc;

– Thông tin lưu động của các tỉnhmiền núi và hải đảo.

Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểmđối với cán bộ, viên chức ngành văn hóa – thông tin nêu tại điểm 1 công văn nàyđược tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 và căn cứ theo đúng mức lươngtối thiểu trong từng thời kỳ (từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005 là 290.000đồng, từ ngày 01/10/2005 là 350.000 đồng).

Cách tính và nguồn kinh phí chi trảchế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấpđộc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

2. Về chế độ bồi dưỡng bằng hiệnvật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độchại: Đề nghị thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộivà Bộ Y tế.

Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ vềchế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ,viên chức ngành văn hóa – thông tin, đề nghị Bộ Văn hóa – Thông tin thựchiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, Vụ TL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *