1. Công văn 2939/BNV-TL của Bộ Nội Vụ về việc chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành lưu trữ
CÔNG VĂN
CỦA BỘ NỘIVỤ SỐ 2939/BNV-TL NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2005
VỀ VIỆC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘCHẠI, NGUY HIỂM ĐỐI VỚI
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH LƯU TRỮ
Kính gửi: – CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương
Căn cứ quyđịnh tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005của Bộ Nội vụ hướng dẫn thựchiện chế độ phụ cấp độc hại,nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viênchức, Bộ Nội vụ hướng dẫn thựchiện mức phụ cấp độc hại, nguyhiểm đối với cán bộ, công chức, viênchức trực tiếp làm việc trong các kho lưutrữ thuộc các cơ quan Nhà nước và các đơnvị sự nghiệp của Nhà nước như sau:
1. Mức 2, hệ số 0,2 tính theolương tối thiểu đối với cán bộ,công chức, viên chức trực tiếp làm các công việclựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu vàtổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưutrữ.
2. Mức 3, hệ số 0,3 tính theolương tối thiểu đối với cán bộ,công chức, viên chức làm công việc khử trùng tàiliệu, tu sửa phục chế tài liệu hưhỏng.
Cách tính trả phụ cấp độchại, nguy hiểm được thực hiện theo quyđịnh tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày05/01/2005 của BộNội vụ hướng dẫn thực hiện chếđộ phụ cấp độc hại, nguy hiểmđối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trong quá trình thực hiện nếu cóvướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành,địa phương phản ánh về Bộ Nộivụ để xem xét, giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Điều
2. Công văn 2049/BNV-TL của Bộ Nội vụ về việc chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân
CÔNG VĂN
CỦA BỘNỘI VỤ SỐ 2049/BNV-TL NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 2003
VỀ VIỆC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM ĐỐI VỚI CB, CC, VC LÀM VIỆC Ở PHÒNGTHÍ NGHIỆM VẬT LÝ HẠT NHÂN
Kínhgửi: – Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trả lời Công văn số 5585/TCCB ngày 03/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cán bộ, công chức,viên chức làm việc tại phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân được hưởng chế độ phụcấp độc hại, nguy hiểm; Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 8653/TC-NSNN ngày 19/8/2003, của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Côngvăn số 2852/LĐTBXH-TL ngày 20/8/2003, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:
1. Thỏa thuận để cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế(kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế) làm việc tại các phòng thí nghiệm vậtlý hạt nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểmnhư sau:
– Mức 0,3 so với mức lương tối thiểu áp dụng đối với người làmthí nghiệm vật lý hạt nhân, thí nghiệm hóa phóng xạ.
– Mức 0,2 so với lương tối thiểu áp dụng đối với người làmthí nghiệm hóa, sinh, điện cao áp, thủ kho hóa chất.
Thời gian thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm nêutrên từ ngày 01/9/2003 cho đến khi có quy định mới.
2. Cách tínhlương chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định tại mục V, Thông tư số 23/BLĐTBXH-TT ngày 07/7/1993 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫnthực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
3. Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm dođơn vị sắp xếp thực hiện trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm được cấp cóthẩm quyền giao.
Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ, đề nghị Bộ giáo dục và Đàotạo triển khai thực hiện.
3. Công văn 6608/BYT-TCCB phụ cấp độc hại nguy hiểm cán bộ viên chức ngành y tế
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6608/BYT-TCCB |
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2005 |
Kính gửi:
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế
Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Sau khi có thỏa thuận của Bộ Nội vụ tại công văn số 2064/BNV-TL ngày 12 tháng 8 năm 2005 về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế; Bộ Y tế hướng dẫn như sau:
1. Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng:
a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với những người:
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo;
– Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả;
– Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng làm thị trường;
– Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.
b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người:
– Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thu hở có mùi hôi thối ở các bệnh viện chuyên khoa hoặc ung thư của bệnh viện đa khoa;
– Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ);
– Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, xuất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tủy;
– Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II; Bệnh nhân bỏng từ độ II trở lên và có diện tích bỏng 8% đối với trẻ em và 15% đối với người lớn;
– Trực tiếp giữ giống, chủng loại vi sinh vật, ký sinh trùng trên động vật và chăn nuôi súc vật đã tiêm cấy vi trùng gây bệnh;
– Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần cáo cho bệnh nhân;
– Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân;
– Thường xuyên làm công tác vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét phải tiếp xúc với môi trường phân, nước thải, rác, hơi khí độc;
– Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hóa chất độc để xử lý sát trùng);
– Làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ký sinh trùng;
– Pha chế thuốc độc bảng A và thủ kho hóa chất;
– Pha chế huyết thanh, văcxin trong phòng kín và hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị.
c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với những người:
– Giải phẫu bệnh lý;
– Trực tiếp làm xét nghiệm vi sinh (vi rút, vi trùng);
– Chiết xuất dược liệu độc bảng A;
– Thường xuyên sử dụng các hóa chất độc mạnh mà trong môi trường làm việc vượt quá tiêu chuẩn quy định như sau:
– Axit Sulfuric (H2SO4) vượt quá đậm độ 0,01mg/lít không khí;
+ Benzol vượt quá đậm độ 0,05mg/lít không khí;
+ Toluen vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí;
+ Xynol vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí;
– Sản xuất các chất hấp phụ dùng cho phân tích sắc ký như Silicazen các ống chuẩn độ (dung dịch mẹ).
d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người:
– Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả các xét nghiệm Hansen;
– Chiếu chụp, điện quang;
– Mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác;
– Dùng các chất phóng xạ Radium, Cobalt để khám chữa bệnh;
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh);
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa;
– Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y.
2. Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế nêu tại điểm 1 công văn này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Cách tính và nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ: KH-TC, Đtr,
– Lưu VP, TCCB.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên
4. Công văn 1504/LĐTBXH-TL phụ cấp độc hại, nguy hiểm người làm công việc kiểm soát, thu do tần số, máy phát vô tuyến điện
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1504/LĐTBXH-TL |
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2004 |
Kính gửi: Bộ Nội vụ
Trả lời công văn số 875/BNV-TL ngày 23/4/2004 của Bộ Nội vụ về việc tham gia ý kiến về chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với người làm công việc kiểm soát, thu đo tần số, máy phát vô tuyến điện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Về cơ bản nhất trí với dự thảo công văn của Bộ Nội vụ thoả thuận áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 0,2 so với lương tối thiểu chung đối với những người làm công việc kiểm soát, thu đo tần số, máy phát vô tuyến điện thuộc Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Bưu chính Viễn thông) theo quy định tại Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7/7/1993 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, bổ sung một số vấn đề sau:
1/ Rà soát đối tượng và chỉ áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những người trực tiếp làm công tác kiểm soát, thu đo tần số, máy phát vô tuyến điện.
2/ Thời điểm thực hiện phụ cấp độc hại, nguy hiểm từ ngày 01/5/2004.
3/ Hiện nay Nhà nước đang triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung các chế độ phụ cấp lương (dự kiến thực hiện từ ngày 1/10/2004), vì vậy trong công văn thoả thuận cần nói rõ: Trong thời gian áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, nếu Nhà nước thay đổi thì áp dụng theo quy định mới.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, hoàn chỉnh văn bản trả lời Bộ Bưu chính Viễn thông.
K/T BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG