Khi người thân hoặc bạn bè của bạn bị bắt vì nghiện ma túy và áp dụng cai nghiện tại trại cai nghiện thì gia đình có được bảo lãnh họ ra khởi trại cai nghiện hay không? Nếu được bảo lãnh ra khỏi trại cai nghiện thì cần phải làm thủ tục như thế nào? Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc này được pháp luật quy định như thế nào? Trong bài viết này sẽ giải đáp các câu hỏi trên cũng như giúp bạn tìm hiểu về cần thỏa mãn điều kiện gì để bảo lãnh ra khỏi trại cai nghiện. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Có được bảo lãnh người nghiện ra khỏi trại cai nghiện không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thì “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Trong trường hợp, người sử dụng ma túy không tàng trữ hoặc vẫn chuyển mua bán chất ma túy thì người đó sẽ không phải chịu phạt tù mà người sử dụng ma túy đó sẽ bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
“4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.”
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
“1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.”
Vì vậy, nếu người nghiện ma túy bị bắt lần đầu thì sẽ phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi mà người đó có hộ khẩu thường trú còn trong trường hợp người đó sẽ bị áp dụng biện pháp này rồi mà vẫn còn nghiện thì người nghiện sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện.
Bên cạnh đó thì người cai nghiện có thể được bảo lãnh ra khỏi trại cai nghiện để về nhà nếu người đó thuộc đối tượng được bảo lãnh. Các đối tượng này bao gồm: Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện mắc bệnh hiểm nghèo hoặc nhiễm HIV chuyển sang AIDS giai đoạn cuối theo quy định và tiêu chí của ngành Y tế mà họ cần có sự chăm sóc thường xuyên của gia đình; Đối tượng nữa là học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện mà có tiến bộ trong thời gian chấp hành quản lý tập trung tại cơ sở chữa bệnh hoặc cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, hay được thân nhân bảo lãnh xuất cảnh định cư ở nước ngoài hoặc trường học, tổ chức ở nước ngoài có văn bản đồng ý tiếp nhận vào làm việc, học tập; Đối tượng thuộc diện được bảo lãnh nữa là học viên cai nghiện ma túy khi vào cơ sở chữa bệnh mà khi đó họ chưa đủ 18 tuổi nhưng khi kết thúc thời gian cai nghiện tập trung thì họ đã đủ 18 tuổi, không tự nguyện áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện,….
Theo quy định này thì nếu người nghiện không thuộc trường hợp là đối tượng tự nguyện đi cai nghiện ma túy mà lại bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng như không thuộc các đối tượng nêu trên thì sẽ không được bảo lãnh ra khỏi trại cai nghiện.
Điều kiện để được bảo lãnh ra khỏi trại cai nghiện
Điều kiện để được bảo lãnh ra khỏi trại cai nghiện là người nghiện thuộc đối tượng tự nguyện đi cai nghiện ma túy và không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Người nghiện là thuộc một trong những đối tượng đã được nếu ở phía trên thì sẽ được áp dụng biện pháp bảo lãnh ra khỏi trại cai nghiện.
Lúc này, cá nhân người nghiện hoặc từ phía gia đình của học viên cai nghiện có yêu cầu, nguyện vọng thì các cơ sở quản lý hay trung tâm cai nghiện phải căn cứ vào những điều kiện theo quy định của pháp luật để xem xét, xét duyệt bảo lãnh cho người cai nghiện hồi gia.
Trình tự, thủ tục bảo lãnh ra khỏi trại cai nghiện
Trình tự, thủ tục bảo lãnh người cai nghiện trở về nhà cơ bản là sẽ thực hiện theo các bước sau:
Đầu tiên là người có yêu cầu hay nguyện vọng bảo lãnh cho người cai nghiện trở về nhà thì nộp đơn xin bảo lãnh, lúc này người bảo lãnh được xác định trong đơn sẽ tùy từng trường hợp mà phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Khi đã hoàn thành việc nộp hồ sờ thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, người bảo lãnh có thể sẽ nhận được thông báo từ nơi tiếp nhận hồ sơ về việc bổ sung hồ sơ hoặc có thể sẽ là từ chối bảo lãnh.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc chấp thuận cho về nhà thì Giám đốc cơ sở chữa bệnh, cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện sẽ có trách nhiệm tổ chức giao nhận người được về nhà cho người bảo lãnh về nhà tại trụ sở chính của cơ sở và tiếp theo là lập biên bản bàn giao có chữ ký giữa hai bên.
Nếu trong trường hợp người hồi gia là bệnh nhân đang trong quá trình điều trị tại bệnh viện và biên bản bàn giao có chữ ký của bên bàn giao, người bảo lãnh hồi gia và Lãnh đạo bệnh viện.
Trong bài viết này đã giải đáp các thắc mắc đang được nhiều người quan tâm cũng như tìm hiểu về các điều kiện cần có khi thực hiện việc bảo lãnh người cai nghiện ra khỏi trại cai nghiện. Hi vọng với những thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống.