Cập nhật thông tin mới nhất về Bản đồ hành chính Huyện Bình Chánh Tp.Hồ Chí Minh do Websiste Luật Đạt Điền tổng hợp từ các nguồn trên Internet đáng tin cậy nhất. Quý khách hàng có thể xem đây là thông tin tham khảo với nhu cầu tra cứu thông tin về Bản đồ Huyện Bình Chánh & các xã của Huyện Bình Chánh
Huyện Bình Chánh có vị trí địa lý tiếp giáp với các khu vực sung quanh như: Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn – Phía Đông giáp các quận Bình Tân, quận 8, quận 7 và huyện Nhà Bè – Phía Nam giáp Bến Lức và Cần Giuộc của tỉnh Long An – Phía Tây giáp Đức Hòa thuộc tỉnh Long An
Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh gồm Thị Trấn Tân Túc & 15 xã: Xã An Phú Tây, Xã Bình Chánh, Xã Bình Hưng, Xã Bình Lợi, Xã Đa Phước, Xã Hưng Long, Xã Lê Minh Xuân, Xã Phạm Văn Hai, Xã Phong Phú, Xã Quy Đức, Xã Tân Kiên, Xã Tân Nhựt, Xã Tân Quý Tây, Xã Vĩnh Lộc A, Xã Vĩnh Lộc B.
Diện tích Huyện Bình Chánh: 253 km²
Dân số Huyện Bình Chánh năm 2019: 705.000 người
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm Bản đồ Hành chính Thành Phố Hồ Chí Minh & 24 Quận Huyện
Bản đồ quy hoạch chung Quy hoạch Huyện Bình Chánh
MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HUYỆN BÌNH CHÁNH TPHCM
Thời phong kiến:
Vào thời nhà Nguyễn độc lập[3], vùng đất Bình Chánh ngày nay thuộc địa bàn hai huyện Tân Long và Bình Long của phủ Tân Bình, một phần huyện Phước Lộc thuộc phủ Tân An cùng thuộc tỉnh Gia Định.
Thời Pháp thuộc:
Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 thành các hạt thanh tra (inspection), do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ (inspecteur des affaires indigeânes) đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ.
Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện (arrondissement), do các Chánh tham biện (administrateur) người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, xã thôn.
Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, tỉnh Chợ Lớn được thành lập.
Quận Châu Thành thuộc tỉnh Chợ Lớn (đơn vị hành chính riêng biệt với thành phố Chợ Lớn) thành lập năm 1918 với lỵ sở đặt chung trong thành phố Chợ Lớn, đến năm 1930 đổi tên thành quận Trung Quận hay còn gọi là quận Trung ương. Từ ngày 4 tháng 2 năm 1947, đổi thành quận Gò Đen, do lỵ sở dời về thị tứ mang tên này (tuy nhiên tên gọi Trung Quận vẫn thông dụng hơn). Quận có bốn tổng: Tân Phong Hạ, Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung và Long Hưng Hạ.
Quận Bình Xuyên thuộc tỉnh Chợ Lớn tồn tại trong các thời gian từ ngày 2 tháng 5 năm 1933 đến tháng 12 năm 1944 và từ tháng 1 năm 1953 đến ngày 22 tháng 10 năm 1956, do tách ra tổng Tân Phong Hạ của quận Trung Quận. Sau đó quận Bình Xuyên giải thể, trả lại tổng Tân Phong Hạ cho quận Trung Quận như cũ.
Trong kháng chiến chống Pháp, về hành chính chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi quận thành huyện, làng thành xã; bỏ cấp tổng. Chính vì vậy, quận Trung Quận cũng được gọi là huyện Trung Huyện.
Giai đoạn 1956-1975:
Việt Nam Cộng hòa
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, theo Sắc lệnh 143/NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, tỉnh Tân An hợp nhất với phần lớn đất đai tỉnh Chợ Lớn để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Long An.
Ngày 8 tháng 4 năm 1957 ba tổng: Tân Phong Hạ, Long Hưng Thượng và Long Hưng Trung thuộc quận Gò Đen (quận Trung Quận) của tỉnh Chợ Lớn giải thể được sáp nhập vào tỉnh Gia Định, lập nên quận Bình Chánh mới. Riêng tổng Long Hưng Hạ cùng quận Gò Đen (quận Trung Quận) cũ, nhập vào quận Bến Lức mới lập của tỉnh Long An.
Quận Bình Chánh lấy theo tên gọi của xã Bình Chánh vốn là nơi đặt quận lỵ của quận này. Năm 1957, quận Bình Chánh có 03 tổng với 15 xã:
Tổng Tân Phong Hạ có 03 xã: An Phú, Bình Hưng và Phong Đước
Tổng Long Hưng Thượng có 05 xã: An Lạc, Bình Trị Đông, Tân Kiên, Tân Nhựt và Tân Tạo
Tổng Long Hưng Trung có 07 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Đa Phước, Hưng Long, Quy Đức, Tân Quý Tây và Tân Túc (riêng 3 xã Hưng Long, Quy Đức, Tân Quý Tây trước đây thuộc tổng Phước Điền Tượng, quận Cần Giuộc).
Từ năm 1962 chính quyền bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng.
Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Bình Chánh có 15 xã trực thuộc: An Lạc, An Phú, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Phong Đước, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc.
Chính quyền Cách mạng
Về phía chính quyền Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cuối năm 1957 lập huyện Bình Chánh thay thế huyện Trung Huyện giải thể. Địa bàn huyện mới này chính là quận Bình Chánh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cộng thêm khu vực Vườn Thơm, là một phần xã Đức Hòa, quận Đức Hòa, thuộc tỉnh Long An (từ tháng 10 năm 1963 thuộc tỉnh Hậu Nghĩa) theo phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Năm 1961, khu vực Vườn Thơm được chia thành hai xã: Tân Bình và Tân Lợi, đến năm 1972 sáp nhập hai xã với nhau thành xã Bình Lợi.
Năm 1960 do yêu cầu của cuộc kháng chiến, huyện Bình Chánh lại tách ra hai phần Nam, Bắc Bình Chánh: Nam gọi là Bình Chánh – Nhà Bè, Bắc nhập với Tân Bình gọi là Bình Tân. Đến năm 1972, huyện Bình Chánh được phục hồi trên cơ sở hợp nhất Nam, Bắc Bình Chánh.
Từ năm 1975 đến nay:
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn – Gia Định, huyện Bình Chánh được thành lập, bao gồm quận Bình Chánh, hai xã: Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hòa của quận Tân Bình cũ và xã Bình Lợi là phần đất cắt từ xã Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa cũ thời Việt Nam Cộng hòa sáp nhập với nhau).
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên huyện Bình Chánh cũ có từ năm 1975. Lúc này, chính quyền sáp nhập hai xã: An Phú và Phong Đước với nhau, lập nên xã Phong Phú. Như thế huyện Bình Chánh có 17 xã: An Lạc, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh trở thành huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 13 tháng 4 năm 1977, thành lập hai xã mới: Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân thuộc huyện Bình Chánh, từ phần đất cắt ra của xã Bình Lợi cùng huyện.
Ngày 12 tháng 9 năm 1981, huyện Bình Chánh chuyển xã An Lạc thành thị trấn An Lạc.
Ngày 1 tháng 11 năm 1985, huyện Bình Chánh chia xã Vĩnh Lộc thành hai xã: Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B. Như thế lúc này huyện Bình Chánh có 01 thị trấn An Lạc và 19 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
Ngày 05 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP[4] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Chánh để thành lập quận Bình Tân và các phường trực thuộc, thành lập thị trấn Tân Túc thuộc huyện Bình Chánh. Nội dung như sau:
Thành lập quận Bình Tân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh. Quận Bình Tân có 5.188,67 ha diện tích tự nhiên và 254.635 nhân khẩu.
Thành lập thị trấn Tân Túc – thị trấn huyện lị huyện Bình Chánh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tân Túc. Thị trấn Tân Túc có 856,41 ha diện tích tự nhiên và 10.939 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Bình Tân và thành lập thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh còn lại 25.268,56 ha diện tích tự nhiên và 224.165 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phong Phú, Đa Phước, Quy Đức, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Kiên, Tân Nhựt, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Bình Hưng, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và thị trấn Tân Túc.
THÔNG TIN QUY HOẠCH HUYỆN BÌNH CHÁNH
Sơ đồ định hướng phát triển không gian Huyện Bình Chánh đến hết năm 2020