LUẬT SƯ HÌNH SỰ BÌNH TÂN HCM: THỦ TỤC XIN BẢO LÃNH TẠI NGOẠI CHO BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIỮ HÌNH SỰ 2023

Thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại là thủ tục mà hầu như các cá nhân, tổ chức đều mong muốn áp dụng trong quá trình điều tra. Bảo lãnh là một biện pháp ngăn chặn và thay thế tạm giam. Xin bảo lãnh hay còn gọi là xin tại ngoại đối với bị can, bị cáo mà không phải bị tạm giam, bị tạm giữ trong quá trình điều tra. Sau đây, Luật Đạt Điền sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại.

Bảo lãnh tại ngoại là gì?

  • Bảo lãnh được quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

Bảo lãnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lãnh.

  • Tại ngoại là hình thức áp dụng để bị can, bị cáo không phải trở thành người bị tạm giam, tạm giữ trong quá trình điều tra.

Điều kiện áp dụng biện pháp bảo lãnh cho người bị tạm giữ.

Đối với các trường hợp muốn bảo lãnh thì không phải ai cũng có quyền bảo lãnh tại ngoại cho bị can, bị cáo mà cá nhân, tổ chức bảo lãnh và cả bên được bảo lãnh (người bị tạm giam) phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Điều kiện đối với bên bảo lãnh.

Khi cá nhân, tổ chức muốn bảo lãnh cho người của cơ quan mình, người thân của mình thì quy định của pháp luật yêu cầu các cá nhân, tổ chức đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì mới có thể thực hiện thủ tục xin bảo lãnh.

Đối với tổ chức

  • Cơ quan tổ chức có thể nhận bảo lãnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình.
  • Cơ quan, tổ chức nhận bảo lãnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Đối với cá nhân

  • Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên
  • Nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lãnh
  • Có ít nhất là 02 người thân thích của người bị tạm giam

Điều kiện đối với bên được bảo lãnh (người bị tạm giam).

Khi người bị tạm giam, tạm giữ được bảo lãnh thì đầu tiên bên được bảo lãnh phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về bảo lãnh theo quy định của pháp luật thì cơ bản mới được xem xét cho bảo lãnh:

  • Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lãnh.

Chính vì bảo lãnh tại ngoại là một biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc được áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trong những trường hợp không cần thiết phải tạm giam, tạm giữ và ngăn ngừa bị can, bị cáo phạm tội lần nữa.

Đối tượng được áp dụng biện pháp này thường là bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, thái độ khai báo thành khẩn hoặc bị can, bị cáo ốm đau.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

  • Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

Và tùy vào hành vi của bị can, bị cáo mà Tòa án xác định đây thuộc loại tội phạm nào để có thể áp dụng biện pháp bảo lãnh và thường thì rơi vào trường hợp của hai loại tội phạm trên.

Cơ sở pháp lý: Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Điều 9 Bộ luật hình sự 2015

Nghĩa vụ của người được bảo lãnh trong thời hạn bảo lãnh

Khi thực hiện thủ tục xin bảo lãnh thì không chỉ bên bảo lãnh mới có nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh cũng phải thực hiện nghĩa vụ tuân theo quy định của pháp luật.

Bị can, bị cáo được bảo lãnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
  • Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội
  • Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Vì vậy, nếu như bị can, bị cáo mà vi phạm các nghĩa vụ này thì không được bảo lãnh.

Cơ sở pháp lý: Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trình tự, thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại

Trình tự, thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại

Nội dung đơn xin được bảo lãnh cho bị can, bị cáo

>> Tải mẫu đơn xin bảo lãnh tại ngoại: TẠI ĐÂY

Sau đây là cách viết giấy cam đoan xin được bảo lãnh cho bị can, bị cáo tại ngoại:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                     ……….. ngày ……tháng……..năm…….

ĐƠN XIN BẢO LÃNH CHO BỊ CAN

ĐANG BỊ GIAM GIỮ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠI NGOẠI

Kính gửi: TRƯỞNG CÔNG AN QUẬN

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN

Tôi (Tổ chức) bảo lãnh:……………………………………………………….

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………

Trú tại:……………………………………………………………………….

Chúng tôi là:…………………………………………………………………

Quan hệ với………………ngày tháng năm sinh……………………………

Nêu lý do bị bắt:……………………………………………………………..

Hiện đang tạm giam, tạm giữ ở đâu:…………………………………………

Nay gia đình tôi làm đơn này kính gửi tới Cơ quan điều tra xin được bảo lãnh cho…được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang hình thức tại ngoại vì một số lý do sau:

Trình bày lý do: (Ví dụ: Nhân thân, sức khỏe, vi phạm lần đầu hay không? Là lao động chính trong gia đình)

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

Gia đình/ Tổ chức chúng tôi xin cam kết sau khi… được tại ngoại sẽ:

– Cam đoan không cho … đi khỏi nơi cư trú: Giám sát, quản lý mọi hành vi, sinh hoạt của…; Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục… hiểu biết pháp luật và khai báo thành khẩn; Đảm bảo … sẽ có mặt theo đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập mà các cơ quan chức năng ấn định, chấp hành đầy đủ những quy định về tố tụng của pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ.

Gia đình ký tên (Cơ quan, tổ chức bảo lãnh)

Thời gian tại ngoại khi được bảo lãnh

Thời gian xin bảo lãnh tại ngoại

Khi bị can, bị cáo được bảo lãnh tại ngoại phải chấp hành tại ngoại theo một khoảng thời gian nhất định:

  • Thời hạn bảo lãnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này.
  • Thời hạn bảo lãnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định.

Tư vấn và hướng dẫn thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại

  • Hỗ trợ làm đơn xin bảo lãnh có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.
  • Tư vấn điều kiện để được xin bảo lãnh tại ngoại.
  • Tư vấn về thời hiệu áp dụng biện pháp bảo lãnh tại ngoại.
  • Tư vấn các vấn đề về hình sự.
  • Tư vấn hình phạt, điều kiện hưởng án treo.
  • Luật sư bào chữa vụ án hình sự
  • Luật sư bào chữa giảm nhẹ án hình sự

Qua bài viết trên đây, Luật Đạt Điền hy vọng đã cung cấp cho quý bạn đọc cách thức làm thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại cho người thân của mình.

✅   Nhà riêng- Văn Phòng: 1014/73 Tân kỳ Tân Quý, Phường .Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân  đoạn Cầu Tân kỳ Tân Quý (Đối diện trung tâm Y tế quận Bình Tân)TPHCM

✅VĂN PHÒNG GIAO DỊCH: 582 ĐƯỜNG TÂN KỲ TÂN QUÝ PHƯỜNG BÌNH HƯNG HÒA,  QUẬN BÌNH TÂN TPHCM.

                                                                     

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *