1. Diện thừa kế là gì ?
Khái niệm về diện thừa kế được hiểu là phạm vi những người có quyền được hưởng di sản của người chết theo quy định của pháp luật dân sự.
Diện những người thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật. Diện những người thừa kế được xác định dựa trên 3 mối quan hệ với người để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng .
– Quan hệ hôn nhân xuất phát từ việc kết hôn (giữa vợ và chồng).
– Quan hệ huyết thống là quan hệ do sự kiện sinh ra cùng một gốc “ông tổ” (như giữa cụ và ông, bà; giữa ông bà và cha mẹ; giữa cha mẹ đẻ với con; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ).
– Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ dựa trên cơ sò nuôi con nuối, được pháp luật thừa nhận giữa cha, mẹ nuổi và con nuôi.
Diện những người thừa kế được xếp thành ba hàng thừa kế. Thừa kế được phân chia theo nguyên tắc sau: Di sản thừa kế chỉ được chia cho một hàng thừa kế theo thứ tự ưu tiên : 1, 2, 3. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thủ tục nhận thừa kế số tiền trong tài khoản của người mất ?
Trả lời:
Số tiền trong Ngân hàng là di sản do anh bạn để lại theo Bộ luật Dân sự năm 2015. Do anh bạn mất đột ngột nên không để lại di chúc nên những người thừa kế theo pháp luật của anh bạn đều có quyền hưởng di sản đó và phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật để nhận di sản. Theo Bộ luật dân sự 2015 :
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì sổ tiết kiệm của anh bạn sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ (nếu có), bố đẻ, mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (nếu có), con đẻ, con nuôi (nếu có).
Để rút số tiền trong tài khoản Ngân hàng của anh bạn, gia đình bạn có hai cách:
– Lập Văn bản khai nhận tài sản
Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản
1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
Sau khi có văn bản công chứng, chứng thực khai nhận thừa kế thì những người được hưởng toàn bộ di sản của anh bạn sẽ đến Ngân hàng để rút số tiền đó ra và toàn quyền định đoạt số tiền đó.
– Ngoài ra, những đồng thừa kế trên cũng có thể lập Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế.
Theo đó, cùng nhau thỏa thuận việc cử một người thay mặt và nhân danh tất cả các đồng thừa kế đến Ngân hàng để rút số tiền trong sổ tiết kiệm. Số tiền được rút ra sẽ do tất cả các đồng thừa kế định đoạt theo thỏa thuận.
Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
Cả hai văn bản trên nên đến cơ quan công chứng hoặc chứng thực chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ sau đây:
+ Phiếu yêu cầu công chứng khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản theo mẫu;
+ Dự thảo văn bản khai nhận/văn bản thỏa thuận phân chia di sản (nếu có);
+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
+ Bản sao giấy tờ về tài sản: sổ tiết kiệm …;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến sổ tiết kiệm.
+ Bản sao như nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
3. Xác định di sản thừa kế, cách phân chia theo pháp luật ?
Luật sư phân tích:
Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội quy định:
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy, di chúc của bà bạn nếu lập thành văn bản, có chữ ký của người làm chứng thì có hiệu lực pháp luật. Hơn nữa, về thời hiệu khởi kiện để phân chia di sản thừa kế, Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, trong trường hợp này, cô của bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu phân chia di sản, việc trả lời của UBND xã là chưa đủ cơ sở. Theo đó, pháp luật không quy định về thời hạn có hiệu lực của di chúc, nếu di chúc của bà bạn có những điều kiện như trên, thì vẫn hoàn toàn có hiệu lực.
Vì vậy, cô của bạn có quyền làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có mảnh đất này để yêu cầu phân chia di sản.
4. Chia thừa kế cho con trai quốc tịch nước ngoài như thế nào ?
Luật sư trả lời:
Việc phân chia di sản thừa kế đối với di sản thừa kế là động sản thì pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch sẽ điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản. Còn đối với di sản là bất động sản thì quyền thừa kế đối với bất động sản sẽ phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Như vậy căn cứ vào Khoản 2 Điều 8 và điểm b khoản 2 Điều 160 của Luật nhà ở năm 2014 người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài không chỉ được nhận thừa kế giá trị di sản mà có thể được đứng tên trên Giấy chứng nhận. Vậy Người con trai của bà bạn có thể chuyển tên quyền sử dụng đất nếu di chúc cà bà bạn để lại là di chúc hợp pháp.
Thứ hai nếu có tranh chấp về thừa kế căn nhà đó chị ra làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu di chúc của bà bạn là di chúc hợp pháp thì căn nhà đó sẽ được phân chia cho người con trai sống tại Mỹ. Di chúc hợp pháp được hiểu là di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản và sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản
Trường hợp 2: nếu di chúc của bà bạn để lại là di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy 3 người con của bà bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.