Đánh ghen có nên không ?

– TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho người nghèo.

 

– TƯ VẤN PHÁP LUẬT cho doanh nghiệp: 0966 456 678 (Văn phòng luật sư Đạt Điền)

Chào luật sư Từ Tiến Đạt ! Em tên Trang: 20 tuổi

Hiện tại gia đình em đang gặp khó khăn! Ba em có bồ bên ngoài ! Mẹ em thì suốt ngày ngồi khóc! Em xin hỏi luật sư đánh ghen có tội không? Em thấy mẹ em buồn vậy em chịu không được. Cảm ơn luật sư.

 

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến . Vấn đề của bạn Tôi xin tư vấn như sau:

Chúng tôi khuyên bạn rằng không nên vì tâm lý nóng giận hiện tại mà không kiềm chế được hành vi của mình. Bởi lẽ, một khi thực hiện hành vi, hậu quả là khó ai lường trước được. Thực tế, đã có rất nhiều vụ án bị khởi tố hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính chỉ bởi bắt đầu nguyên nhân “đánh ghen”. Do đó, bạn nên bình tĩnh để không vội vàng thực hiện hành vi có thể gây tổn hại đến tương lai bản thân mình. Thay vì “đánh ghen”, bạn có thể thực hiện thu thập chứng cứ và tố cáo đến cơ quan công an để xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ hành vi của những người này như sau:

– Về trách nhiệm hành chính: Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản”.

– Về trách nhiệm hình sự: theo hướng dẫn tại khoản 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì: Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.

Theo đó, Điều 147 của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

 

Trường hợp lỡ không thể kiềm chế được hành vi của mình, trong quá trình đánh ghen có gây thương tích hoặc gây tổn hại đến tinh thần, nhân phẩm, danh dự của người khác, có thể người thực hiện sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi, mức độ, hậu quả,… (như tội cố ý gây thương tích – Điều 104 Bộ luật Hình sự hiện hành; tội làm nhục người khác – Điều 121 Bộ luật Hình sự hiện hành,…)

Ngoài ra, nếu như không đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi đánh ghen có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (nếu có):

– Căn cứ Điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: “e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác…”;

– Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chồng tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì  bị xử phạt hành chính, cụ thể:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

 

Nếu còn thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại của Luật sư Tiến Đạt để được tư vấn thêm: 0966456678. website:luatsu24h.com.vn

Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *