Người tố cáo tội phạm có được quyền thuê Luật sư không?

Tố cáo là gì? Những quy định của pháp luật về tố cáo? Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo? Hãy cùng tìm hiểu những quy định theo bài viết ở dưới đây:

1.Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong tố tụng hình sự là gì ?

Trong giai đoạn hiện nay, khi xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, một trong những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản nhất là đảm bảo, bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật và các biện pháp xã hội. Trong các quyền cơ bản của công dân được thể hiện theo các nhóm quyền như: nhóm quyền công dân về dân sự, chính trị, các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, thì một trong những quyền đặc biệt là quyền được khiếu nại, tố cáo của công dân. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định. Tố cáo trong tố tụng hình sự là một trong những nội dung quan trọng thể hiện quyền cơ bản của công dân, có quan hệ mật thiết với Luật Tố cáo và các quy định về tố cáo trong các lĩnh vực khác. Vậy người tố cáo trong tố tụng hình sự có quyền và nghĩa vụ gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong tố tụng hình sự.

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

 

Tố cáo trong tố tụng hình sự là việc công dân theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và/hoặc người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Hành vi vi phạm pháp luật đó chưa có dấu hiệu của tội phạm.

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong tố tụng hình sự là quyền của cá nhân, tổ chức được sử dụng để tố cáo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và/hoặc người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và/hoặc người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức phải báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và xử lý.

  1. Người tố cáo tội phạm có được quyền thuê Luật sư không?

     

Theo quy định tại khoản 1Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì  cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền:

  1. a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;
    b) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
    c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
    Như vậy: Theo quy định về quyền của người Tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố thì không có quy định nào cấm, cũng như không có quy định nào thể hiện cho phép họ được thuê Luật sư bảo vệ. Vì vậy chúng ta có thể hiểu rằng những người tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố phải trực tiếp thực hiện công việc này trước cơ quan có thẩm quyền và Họ hoàn toàn được nhờ/ thuê Luật sư để bảo vệ quyền, lợi ích của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *