Giấy phép kinh doanh của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Luật sư tư vấn đất đai miễn phí 24/24 vpls24h tại Các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ và các địa phương ở TPHCM

Việt Nam là một những nước thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài việc tốc độ tăng số dự án mới lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng vốn đầu tư, cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam để đưa ra các quyết định đầu tư mới. Để kinh doanh sản xuất ở Việt Nam doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí theo quy định của pháp luật, trong đó có hoàn thành giấy phép kinh doanh. Đọc bài bên dưới để hiểu hơn về giấy phép kinh doanh!

 

 

  1. Điều kiện xin cấp giấy phép bán lẻ hàng hóa

Điều kiện xin cấp giấy phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa (giấy phép kinh doanh) (ĐIỀU 9 NĐ 09/2018)

–  Trường hợp 1

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

– Trường hợp 2

  1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP;

+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

b) Ngoài ra Doanh nghiệp còn phải đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

– Trường hợp 3

  1. Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP
  2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Bản giải trình có nội dung:

  1. a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
  2. b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
  3. c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
  4. d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
  5. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
  6. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
  7. Trình tự cấp giấy phép kinh doanh

– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Giấy phép kinh doanh) lập 01 bộ hồ sơ gửi đến Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy phép kinh doanh.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Với đội ngũ Luật sư tận tâm, chuyên nghiệp và đặc biệt luôn tự tin về bề dày kinh nghiệm Luật sư vpls24h đã giải quyết tranh chấp, hoà giải thành công các vụ việc liên quan đến đất đai hôn nhân gia đình.

Luật sư Từ Tiến Đạt hiện kiêm nhiệm Phó Trưởng phòng Thanh Tra Viện nghiên cứu pháp luật Phía Nam, là Luật sư và Phóng viên Tạp chí Luật sư, Tạp Chí Pháp luật là chuyên gia trong lĩnh vực nhà đất với  trên 22 năm kinh nghiệm chuyên sâu về tranh chấp nhà đất và tư vấn doanh nghiệp.

Tham khảo bài viết bên dưới:

Công ty nước ngoài thuê đất của nhà nước có được cho thuê lại nhà xưởng, phần đất liền kề nhà xưởng đó được không?

Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *