LUẬT SƯ CHUYÊN VIẾT ĐƠN KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH?
TRƯỚC HẾT CÁC BẠN NÊN HIỂU QUY ĐỊNH VỀ THỜI HIỆU VÀ THẨM QUYỀN KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO VÀ CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Thời hạn kháng nghị Giám đốc thẩm quy định như thế nào?
Hỏi:
Thời hạn kháng nghị Giám đốc thẩm quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 334.
2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 334 nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:
a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
THẨM QUYỀN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM:
Theo Điều 331 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định:
“Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ”.
Do nội dung câu hỏi của độc giả chưa rõ việc Tòa án nhân dân cấp tỉnh hay Tòa án nhân dân cấp cao đã xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nêu trên, nên chúng tôi giả định một số trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Tòa án xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nêu trên là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Trong trường hợp này, nếu bạn lựa chọn gửi đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đến Viện kiểm sát thì bạn cần gửi đơn tới Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền (tại một trong ba khu vực: Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp 2: Tòa án xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nêu trên là Tòa án nhân dân cấp cao, thì thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp này, nếu bạn lựa chọn gửi đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đến Viện kiểm sát thì bạn cần gửi đơn tới Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dựa trên căn cứ, điều kiện kháng nghị (Điều 326 Bộ luật tố dụng dân sự năm 2015) và các quy định pháp luật khác liên quan, xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.