Nợ xấu ngân hàng là gì? Cách nào xử lý xóa nợ xấu trên CIC nhanh nhất?

Nợ xấu ngân hàng là gì? Cách nào xử lý xóa nợ xấu trên CIC nhanh nhất? Nợ xấu ảnh hưởng như thế nào?

Chắc hẳn không một ai là chưa từng nghe đến từ nợ xấu nhất là những cá nhân hay doanh nghiệp đã từng vay vốn ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Thế nhưng có rất nhiều người chưa hiểu rõ định nghĩa về nợ xấu cho đến lúc chính bản thân bị ngân hàng hay tổ chức tín dụng từ chối cho vay thì mới biết mình đang bị vướng nợ xấu.

1. Nợ xấu ngân hàng là gì?

Ngân hàng, quỹ tín dụng là những tổ chức cho vay tiền, việc thu hồi nợ là vấn đề đặt lên hàng đầu của các đơn vị này, vì nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển. Do vậy khi một tổ chức, cá nhân đi vay tiền tại ngân hàng hoặc quỹ tín dụng nhân dân, nơi đây sẽ cập nhật lên Trung tâm Thông tin tín dụng (gọi tắt là CIC) những thông tin liên quan đến việc khách hàng có nghiêm túc trả nợ các khoản vay trước đó không và các tổ chức tín dụng khác được quyền khai thác thông tin về khách hàng mà mình định cho vay sẽ biết về khách hàng này. Mục đích của việc chuyển thông tin về Trung tâm CIC nhằm tránh tình trạng khách hàng không có thiện chí trả nợ ở những lần vay trước tại các tổ chức tín dụng trước đây tiếp tục được vay tiền ở các tổ chức tín dụng khác.

Nợ xấu cá nhân được hiểu là nợ khó đòi khi mà người đi vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó. Nói cách khác, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Các cá nhân khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu (theo phân loại trên CIC) thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó ở những lần sau.

Nợ xấu ngân hàng là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao) theo sự phân loại của hệ thống CIC. Hay nói cách khác nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trả lãi và gốc lớn hơn 90 ngày, đồng thời quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Đối với những ngân hàng thì nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,….

Khoản tiền mà ngân hàng cho cá nhân vay theo hợp đồng tín dụng nhưng đã quá thời hạn theo như hợp đồng mà người đó không trả nợ thì trong trường hợp đó cũng được coi là nợ xấu.

Nợ xấu tiếng anh là Non-performing Loanviết tắt là NPL. Ngoài ra còn có thể dùng cụm từ Bad Debt, là khoản nợ dưới tiêu chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ.

Để hình thành chỉ tiêu “Nợ xấu“, chúng ta phải tiến hành phân loại nợ của Ngân hàng thương mại thành các nhóm sau:

Nhóm 1 (Nợ đã đủ tiêu chuẩn) 

– Các khoản nợ trong hạn và Tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

– Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;

– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

– Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lí.

Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. 

Tỉ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/Tổng dư nợ) x 100%.

Tỉ lệ “nợ xấu” cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỉ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. 

Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê).

2. Cách nào xử lý xóa nợ xấu trên CIC nhanh nhất:

Chúng ta đều biết rằng các khoản vay không thể xóa ngay lập tức mà tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan. Để cải thiện tình trạng nợ xấu khách hàng cần thực hiện ngay các biện pháp cụ thể như sau:

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng:

Với khoản vay này khách hàng cần thực hiện thanh toán ngay lập tức vì theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy với khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.

Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng:

Khách hàng cũng cần phải thu xếp tài chính để thanh toán khoản vay bao gồm cả gốc lẫn lãi để tránh phát sinh lãi suất quá hạn. Sau khi đã thanh toán khoản vay hãy chủ động thông báo với cán bộ tín dụng để tất toán khoản vay, nếu cần bạn cũng có thể yêu cầu ngân hàng làm văn bản xác nhận về việc đã hoàn trả nợ đã quá hạn và lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.

Các thông tin tình hình tín dụng của mọi khách hàng sẽ được hệ thống CIC cập nhật định kỳ hàng tháng. Chính vì thế sau 12 tháng trả hết nợ xấu, lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng có một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lý do khách quan, tình hình tài chính vẫn ổn định.

Nếu như bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì ngân hàng sẽ KHÔNG CHO VAY dưới bất cứ hình thức nào. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm. Bạn phải đợi đến 05 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn.

3. Nợ xấu ảnh hưởng như thế nào?

Những khách hàng mang được phân loại vào nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 là những khách hàng đang mang nợ xấu trên mình. Khi đó, tất cả các ngân hàng sẽ không hỗ trợ vay tiền dưới bất kì hình thức nào (dù là vay tín chấp và vay thế chấp). Khách hàng thuộc nhóm 2 khả năng vay vốn thấp đi nhưng vẫn được một số ngân hàng cho vay hỗ trợ như: Standard Chartered, …

Khách hàng rơi vào nhóm 1 sẽ được xem xét tùy từng mức độ trả quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu khách hàng thường xuyên và liên tục trả chậm hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể trả chậm từ 5 đến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.

Ngoài ra, ranh giới giữa các nhóm nợ cũng có thể thay đổi tùy mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn như quy định các nhóm nợ trên đối với ngày trả quá hạn.

Ngoài việc bị giới hạn hoặc không thể tiếp tục vay tại các ngân hàng, khách hàng có nợ xấu sẽ không được sử dụng thẻ tín dụng, sẽ rất khó khăn để được duyệt trong tương lai nếu bạn có nhu cầu khi đã bị liệt vào danh sách này,  và phải chờ mất 1 khoảng thời gian dài để được xóa nợ xấu.

Nợ xấu ngân hàng có mua trả góp được không?

Mua trả góp là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó người mua sẽ phải thanh toán một phần khi mua sản phẩm, hàng hóa phần còn lại sẽ được trả hàng tháng gồm cả lãi suất.

Số tiền trả nợ mỗi lần sẽ theo thỏa thuận trong hợp đồng và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ trả nợ.

Tất cả lịch sử liên quan tới tín dụng khách hàng sẽ được lưu lại trên hệ thống ngân hàng toàn quốc và được lưu trữ trong vòng từ 3 tới 5 năm tính từ thời điểm khách hàng đi vay vốn.

Do vậy câu trả lời cho việc nợ xấu ngân hàng có mua trả góp được hay không sẽ phụ thuộc vào mức đánh giá nợ xấu và tùy thuộc vào đơn vị và tổ chức cho vay để mua trả góp. Cụ thể:

– Đối với nhóm nợ 1 thì các ngân hàng và công ty tài chính có thể xem xét giải ngân hồ sơ mua trả góp bởi nhóm này thường là những người có khả năng thanh toán cả gốc và lãi đúng thời hạn.

– Nếu rơi vào nhóm nợ xấu 2 thì sẽ không có bất kỳ ngân hàng nào chấp nhận hồ sơ mua trả góp. Tuy nhiên nếu có nhu cầu thì khách hàng có thê làm thủ tục mua trả góp ở một số công ty tài chính bởi vì những công ty này sẽ có chính sách riêng đối với nhóm nợ xấu 2 phụ thuộc vào điều kiện và khả năng trả nợ của người mua trả góp.

– Nếu nợ xấu thuộc nhóm 3, 4, 5 thì sẽ không có bất cứ ngân hàng hay công ty tài chính nào chấp nhận hồ sơ vay trả góp bởi lẽ đây là những khoản nợ xấu nghiệm trọng.

Từ đó có thể thấy rằng những người thuộc nợ xấu nhóm 1 và 2 thì vẫn có thể mua trả góp nhưng những người thuộc nợ xấu nhóm 3, 4, 5 thì sẽ phải đợi trong thời gian theo quy định thì mới có thể mua trả góp.

Kết luận: Như vậy để xóa nợ xấu ngân hàng thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là phải hoàn thành trả nợ hết các khoản vay cả gốc và lãi trước đó. Trong các trường hợp cụ thể nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn và cần tư vấn thêm về việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *