Hiện nay để đảm bảo thuận tiện cho quá trình chăm sóc, quản lý đối với cây trông thì nhiều cá nhân đã xây dựng các nhà tạm thời trên đất để sinh sống. Tưởng chừng như việc này là điều bình thường, hợp lý tuy nhiên rất nhiều trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý do sử dụng đất sai mục đích. Đất trồng cây lâu năm thì chỉ được sử dụng để trồng cây theo đúng mục đích, chức năng của nó. Vậy nếu xây dựng nhà trên đó thì có được hay không? Nếu muốn xây dựng nhà mà không vi phạm pháp luật thì phải làm như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, Luật Đạt Điền xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Xây nhà tiền chế trên đất trồng cây lâu năm có được không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.
Đất trồng cây lâu năm là gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Căn cứ vào phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, gồm:
- Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…
- Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…
- Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…
- Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
Nhà tiền chế được hiểu như thế nào?
Nhà tiền chế (hay còn gọi là nhà thép tiền chế) là loại nhà làm bằng bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn.
Những công trình kiến trúc thường sử dụng loại nhà này gồm: nhà xưởng, nhà kho, nhà hàng, quán cafe, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà cao tầng,…
Nhà tiền chế có ưu điểm như sau:
– Nhà thép tiền chế có cấu tạo đơn giản, sử dụng hoàn toàn chất liệu thép nên sẽ giúp tiết kiệm chi phí xây dựng
– Tính linh hoạt cao trong vận chuyển, lắp đặt và bảo trì: Nhà máy được xây dựng bởi các thanh sắt, thép ghép lại nên việc di chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung cấp đến nơi sử dụng là rất dễ dàng
– Có khả năng chịu lực cao và độ tin cậy cao.
– Công nghiệp hóa cao, tính đồng bộ cao
– Trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp giảm áp suất.
– Cài đặt đơn giản, nhanh chóng, bất kể điều kiện thời tiết
– Tận dụng tối đa diện tích, không gian nhà xưởng.
– Dễ mở rộng: Khi nhà máy, nhà xưởng có nhu cầu mở rộng nhà máy hay cải tạo nhà xưởng thì nhà thép tiền chế giúp việc cải tạo, tháo dỡ rất dễ dàng và tiện lợi
Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định các nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Trong đó mục đích sử dụng đất được ghi rõ tại trang 2 của giấy chứng nhận được cấp cho thửa đất theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
Như vậy, người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy chứng nhận. Đất trồng cây lâu năm chỉ được sử dụng với mục đích trồng cây mà không được phép xây dựng các công trình khác như nhà tiền chế, nhà ở,…
Do đó trường hợp muốn xây dựng nhà tiền chế phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Tuy nhiên cần lưu ý cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất dựa trên căn cứ cho phép theo quy định của pháp luật Luật Đất đai.
Quy định về chuyển mục đích sử dụng đất?
Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Tại Điều 52 của Luật Đất đai năm 2013 quy định về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.
Ngoài ra Điều 14 của Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định:
“Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất”.
Bên cạnh đó, Điều 45 của Luật Đất đai năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch) quy định về quy hoạch sử dụng đất như sau:
“1. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất:
a) Việc quyết định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
UBND cấp huyện trình HĐND cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
2. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất:
a) Quốc hội quyết định kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
c) UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện”.
Do đó việc chuyển mục đích sử dụng đất trước hết cần căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng của người muốn chuyển mục đích sử dụng đất.
Các trường hợp được phép chuyển mục đích sử dụng đất
Tại Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng”.
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm lên đất ở
Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất
Trước khi chuyển mục đích sử dụng đất bạn cần xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ (Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT) để xin phép chuyển mục đích. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khi nộp hồ sơ xuất trình thêm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân nếu có yêu cầu.
Thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở
Bạn cần tiến hành các bước sau để làm thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở.
Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như các giấy tờ nêu trên.
Sau đó, bạn phải nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 3. Trả kết quả
Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thời hạn giải quyết
Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Xây nhà tiền chế trên đất trồng cây lâu năm có được không?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp … thì hãy liên hệ ngay tới Luật Đạt Điền để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Nếu chưa chuyển mục đích sử dụng đất mà gia đình bạn xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm là trái quy định của pháp luật.
Khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:
“2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đồ thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo đó thì hành vi xây dựng nhà ở trái phép trên đất chưa chuyển mục đích sử dụng có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Nếu gia đình bạn cố tình thực hiện xây dựng nhà ở trái phép mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng như sau:
– Thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch đối với trường hợp:
Người sử dụng đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở chuyển sang làm đất ở;
Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 tách thành các thửa riêng sang đất ở;
Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
– Thu tiền sử dụng đất bằng 100% chênh lệch đối với trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.
– Chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất nếu người sử dụng đất đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01/7/2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở.
Phải nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Về nguyên tắc, theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất phải “sử dụng đất đúng mục đích.”
Theo thông tin bạn cung cấp, tôi hiểu rằng đất của bạn được giao/cho thuê để sử dụng cho hai mục đích mục đích: (i) trồng cây lâu năm và (ii) nuôi trồng thủy sản.
Theo Điểm k, Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, “Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở”
Do đó, việc bạn xây nhà trên đất, dù là nhà tạm, cũng được xem là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Để có thể xây dựng được Nhà kho, bạn phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cho phần đất bạn định xây dựng nhà tạm tại UBND cấp huyện nơi thửa đất toạ lạc.