Luật sư Hôn nhân giỏi uy tín HCM Tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay riêng? Tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn xử lý như thế nào?
Văn Phòng luật sư Đạt Điền với đội ngũ Luật sư Miền Nam giỏi uy tín tận tâm, chân thật chuyên nghiệp và đặc biệt luôn tự tin về bề dày kinh nghiệm trên 22 năm ; Luật sư vpls24h HCM đã giải quyết và nhận được sự hài lòng của 10 nghìn khách hàng tại TPHCM và Các Tỉnh Miền Tây, Đông Nam Bộ.
Luật sư Từ Tiến Đạt hiện kiêm nhiệm Phó Trưởng phòng Thanh Tra – Viện nghiên cứu pháp luật Phía Nam Nguyên Phóng viên Báo Pháp Luật, Báo Công an, Phóng viên Tạp chí Luật sư, Tạp Chí Pháp luật (quê quán Vĩnh Long đã tốt nghiệp Đại học Luật TPHCM hệ chính quy năm 2002) đến nay là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhà đất ( trên 22 năm kinh nghiệm chuyên sâu về tranh chấp nhà đất với mong muốn bảo vệ và phục vụ quê hương Miền Tây và TPHCM
Trường hợp cha mẹ làm giấy tặng nhà đất cho con trai, mà con trai đã có vợ con thì khi vợ chồng con trai ly dị có chia tài sản cho người vợ không? Lý do ly dị là người vợ ngoại tình vậy người vợ có bị phạt không?
Tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn xử lý ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
– Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Như vậy, theo quy định trên trong thời kỳ hôn nhân cha mẹ có tặng nhà đất cho riêng con trai thì tài sản này không thuộc sở hữu chung. Theo đó, khi ly dị thì phần tài sản này không phải chia theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chung về tài sản vợ chồng như sau:
– Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
– Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
– Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như thế nào?
Căn cứ Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như sau:
– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
– Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
+ Bất động sản;
+ Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Người vợ ngoại tình thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
+ Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
+ Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
+ Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định của pháp luật bạn nhé.